Gia vị không chỉ giúp cho các món ăn thêm phần thơm ngon hấp dẫn mà một số trong chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe.
|
Bác sĩ Elizabeth Klodas, bác sĩ tim mạch phòng ngừa ở Hoa Kỳ cho biết: “Một số loại gia vị chứa các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do có thể tàn phá cơ thể chúng ta. Đặc biệt, đối với sức khỏe tim mạch, chất chống oxy hóa đóng vai trò giúp giảm lượng cholesterol trong máu”.
Theo Michelle Routhenstein, một chuyên gia dinh dưỡng phòng ngừa tim mạch, “Gia vị có thể bổ sung một số hợp chất chống oxy hóa có thể dẫn đến giảm viêm và tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.”
Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm các loại gia vị giàu chất chống oxy hóa cũng góp phần làm tăng hương vị cho món ăn và đôi khi giúp giảm nhu cầu sử dụng muối. Phó giáo sư Y khoa lâm sàng tại Trường Y khoa NYU Grossman, bác sĩ Nieca Goldberg cho biết: “Thêm gia vị vào thức ăn là một cách tuyệt vời để cải thiện mùi vị của món ăn mà không cần thêm muối hoặc đường. Trong khi đó, muối có thể làm tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy tim, còn đường có thể dẫn đến tăng cân và làm tăng lượng đường trong máu, từ đó có thể gây căng thẳng cho tim”.
Và dưới đây, các chuyên gia gợi ý năm loại gia vị giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà chúng ta nên trang bị sẵn trong căn bếp gia đình.
Ảnh minh họa.
Quế
Quế là nguyên liệu phổ biến được nhiều người sử dụng để tẩm ướp hoặc chế biến món ăn. Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm cả polyphenols. Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung quế có thể làm tăng đáng kể mức độ chống oxy hóa trong máu đồng thời giảm tình trạng viêm nhiễm.
Bác sĩ Klodas giải thích: “Quế đã được chứng minh là có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, quế cũng có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính”.
Theo một đánh giá, bổ sung ít nhất 1,5g, hoặc khoảng 3/4 thìa cà phê quế mỗi ngày có thể làm giảm mức chất béo trung tính, cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (có hại) và lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh chuyển hóa.
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Quế cũng đã được chứng minh là có tác dụng giảm huyết áp khi tiêu thụ liên tục trong ít nhất 8 tuần.
Bác sĩ Klodas cho biết bản thân thích thêm quế vào cà phê hoặc rắc bột quế lên bột yến mạch để sử dụng.
Ảnh minh họa.
Cumin (Thì là Ai Cập)
Thì là Ai Cập được sử dụng ở cả dạng nguyên hạt và dạng bột xay và là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực của người Ấn Độ.
Chuyên gia Routhenstein cho biết: “Cumin là một loại gia vị tốt cho tim mạch vì nó có chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Cumin cũng có thể hỗ trợ giảm cân và tăng cường giải phóng dịch mật để giúp cơ thể tiêu hóa chất béo.”
Chuyên gia Routhenstein gợi ý: “Cumin có hương vị hấp dẫn do đó bạn có thể kết hợp cumin trong các món đậu, món hầm, tăng hương vị cho cơm hoặc các món ăn làm từ diêm mạch.
Ảnh minh họa.
Tỏi
Tỏi cũng được xếp vào nhóm các gia vị tốt cho sức khỏe được sử dụng phổ biến trong các nền ẩm thực khác nhau. Tỏi có thể dùng được ở dạng củ tươi hoặc dạng bột. Bác sĩ Klodas chia sẻ: “Tỏi đã được chứng minh là cải thiện tính đàn hồi của mạch máu và có thể làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Thêm vào đó, tỏi có thể giúp giảm huyết áp”. PGS Goldberg cho biết: “Tỏi và các loại gia vị khác thuộc nhóm allium chứa các chất chống oxy hóa, có thể giúp hạ huyết áp”.
Điều này rất quan trọng đối với một trái tim khỏe mạnh bởi chất béo trung tính và huyết áp cao là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bao gồm cả đau tim và đột quỵ.
Chuyên gia dinh dưỡng Routhenstein nói: “Nếu có thể, chúng ta nên lựa chọn ăn tỏi tươi, nhưng nếu không có sẵn tỏi bạn hoàn toàn có thể sử dụng bột tỏi để thêm vào các món ăn, góp phần tăng hương vị cho chúng”.
Ảnh minh họa.
Gừng
Gừng là một loại thảo mộc thân rễ có vị cay và hương hăng nhẹ, mang lại nhiều hương vị đặc trưng cho cả món ăn cũng như đồ uống. Tương tự như tỏi, gừng có vị hăng ở dạng tươi, có thể sấy khô và tán thành bột để sử dụng.
Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng, đem lại hiệu quả chữa bệnh cho gừng. Theo nghiên cứu, gingerol có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Chẳng hạn, nó có thể giúp giảm stress oxy hóa do các gốc tự do gây ra.
“Stress oxy hóa có thể thúc đẩy chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim phát triển. Vì vậy, việc giảm thiểu tình trạng này sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch.”, chuyên gia Routhenstein giải thích.
Chuyên gia Routhenstein khuyên: “Tôi hạn chế sử dụng các dạng gừng đã qua chế biến, thay vào đó, tôi thường chọn thêm gừng tươi vào sinh tố hoặc sử dụng túi trà gừng để thu được lợi ích chống viêm, giảm chỉ số đường huyết trong cơ thể”.
Ảnh minh họa.
Ớt bột Paprika
Routhenstein giải thích: “Ớt bột Paprika là một loại gia vị tốt cho tim mạch vì chứa hàm lượng vitamin A phong phú có lợi cho mức cholesterol trong cơ thể. Đặc biệt, capsanthin, một loại caroten trong loại gia vị này, có thể làm tăng mức cholesterol HDL (tốt), từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột có chế độ ăn chứa ớt bột và capsanthin đã tăng đáng kể mức cholesterol HDL so với những con chuột có chế độ ăn khác.
Ngoài ra, carotenoid trong ớt bột Paprika cũng có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL - một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ảnh minh họa.
Như vậy, 5 loại gia vị kể trên đều đem lại lợi ích đáng kinh ngạc đối với sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, chuyên gia Routhenstein cũng lưu ý: “Các loại gia vị đều đem lại lợi ích khi sử dụng ở mức độ vừa phải”. Bác sĩ Klodas nói thêm. "Việc lạm dụng gia vị cũng giống như lạm dụng bất cứ thứ gì đều có thể ảnh hưởng nhất định đến cơ thể". Ngoài ra, một số loại gia vị cũng chứa những thành phần chống chỉ định sử dụng cùng một số loại thuốc. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi thêm 5 loại gia vị kể trên vào chế độ ăn uống của bản thân để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nguồn: https://ttvn.toquoc.vn/5-loai-gia-vi-cuc-tot-cho-tim-duoc-chuyen-gia-khuyen-dung-3-loai-nguoi-viet-d..
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng