Năm học 2023-2024 sẽ chính thức áp dụng 3 chính sách này, các bậc phụ huynh và học sinh cần đặc biệt lưu ý.
|
Không tăng mức trần học phí
Khoản 3 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí. Khung học phí từ năm học 2023-2024 trở đi sẽ như sau:
a) Từ năm học 2023-2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.
b) Căn cứ khung học phí quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sau đó đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các Bộ liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Trong đó, sửa đổi Nghị định 81/2021/NĐ-CP theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí và không tăng học phí năm học 2023 - 2024; trình Chính phủ trước ngày 8/8/2023.
Lớp 4, lớp 8 và lớp 11 áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới
Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, việc thay sách giáo khoa theo chương trình giáo dục mới sẽ được áp dụng như sau:
- Từ năm học 2020-2021 áp dụng đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 áp dụng đối với lớp 2 và lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 áp dụng đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 áp dụng đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 áp dụng đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, năm học 2023-2024, học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11 sẽ học sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
3 khối lớp trên cũng sẽ tăng số tiết học trung bình mỗi tuần, cụ thể là:
- Lớp 4: 30 tiết/tuần. Tăng 02 tiết/tuần so với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng 05 tiết/tuần so với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 tại Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT.
- Lớp 8: 29,5 tiết/tuần, tăng 0,5 tiết/tuần so với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Lớp 11: 28.5 tiết/tuần, tăng 09 tiết/tuần so với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Ngoài ra, còn một số thay đổi trong chương trình học với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
Lớp 4:
Mục 1 Phần IV Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nêu, học sinh lớp 4 sẽ không bắt buộc học “Tự nhiên và xã hội”. Thay vào đó là bắt buộc 2 môn khác: “Lịch sử và địa lý” và “Khoa học”.
Những môn học bắt buộc khác của lớp 4 sẽ gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1; Lịch sử và Địa lí; Khoa học; Tin học và Công nghệ; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm. Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số.
Lớp 8:
Môn học và hoạt động bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.
Lớp 11:
Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Môn học tự chọn: Học sinh sẽ chọn 4 môn từ các môn sau: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Thay đổi cách đánh giá học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11
Năm học 2023-2024, việc đánh giá học sinh lớp 4 sẽ thực hiện theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐ, còn lớp 5 vẫn theo quy định cũ. Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo 4 mức được quy định ở Khoản 2 Điều 9 Thông tư 27.
Còn học sinh lớp 8 và lớp 11 thì đánh giá theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT trong năm học 2023-2024.
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/3-chinh-sach-cuc-quan-trong-trong-nam-hoc-2023-2024-phu-huynh..
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- 8 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định mới nhất, là ai?
- Loại gỗ đắt nhất thế giới được mệnh danh là 'vàng xanh', Việt Nam sở hữu có giá lên tới 20 tỷ đồng/kg
- Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền, nguyên nhân gây ngỡ ngàng
- Tuổi nào phạm Kim Lâu năm 2025? Cách tính tuổi Kim Lâu để tránh làm nhà
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025? Năm nay người Việt sẽ không được đón đêm 30 giao thừa Tết
- Khám phá viễn cảnh 'hồi sinh' khó tin của sông Tô Lịch qua công nghệ AI
- Từ ngày 25/12/2024: Người dùng Facebook cần lưu ý loạt quy định mới, biết để không bị khóa tài khoản vĩnh viễn
- Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng vụ kiện hơn 380 tỷ: 'Không phải chuyện của mình. Làm ơn ngồi yên!'