Người quân tử sẽ tránh xa 6 kiểu người này trong đời
Thứ hai, 28/01/2019 12:55

Những người này nếu kết giao cũng sẽ khiến bạn thêm thiệt thòi mà thôi.

1. Người chỉ vì hả hê nhất thời mà trút giận lên người khác

Tuân Tử từng nói: Trút được phẫn nộ, hả giận thì tâm trạng thoải mái nhưng sẽ rước họa vào thân.

Chỉ vì muốn hả hê nhất thời mà trút giận lên người khác, nhìn người khác vì mình chịu đựng mà cảm thấy vui vẻ. Đây chính là đang làm tổn thương người khác. Kiểu người này năng lực khống chế bản thân yếu kém, hành vi dễ bị cảm xúc chi phối; nóng giận mất kiểm soát, coi nhẹ những lời xúc phạm người khác, khi tâm tình bị kích động dễ phạm sai lầm.

Sự phẫn nộ không thể tùy tiện bộc phát, cũng không nên để mãi trong lòng mà mặc kệ. Nếu bạn uất ức và chịu đựng, đè nén lâu ngày sẽ sinh bệnh, còn mất dần đi sự đồng cảm.

Dù là chịu đựng hay trút giận đều là cách thức cực đoan. Hãy bình tĩnh suy ngẫm lại, không nên để những cảm xúc tiêu cực lấn át và lừa dối bản thân mình. Không có gì hoàn hảo trong thế giới này, hãy thử thay đổi cách nhìn và quan điểm của bản thân, không có ai thực sự có thể làm tổn thương chúng ta ngoại trừ chính cái cảm xúc sân hận kia, nó làm tổn hại đến người ta sâu sắc nhất.

Nếu bạn có thể học cách yêu thương và trân quý những người xung quanh mình, rồi một ngày nào đó sẽ không còn ai có thể làm bạn tức giận được nữa. Bởi vì trân quý người khác cũng là trân quý chính mình.

376

2. Người giỏi quan sát đánh giá mà bị tổn thương là do ghen ghét

Tuân Tử nói: Nhìn thấu người khác quá rõ ràng, có lúc sẽ làm tổn thương họ, cũng làm tổn thương chính mình.

Quan sát kỹ có thể nhìn thấy rõ chỗ ưu khuyết của người khác. Đương nhiên không có gì sai khi chỉ ra chỗ thiếu sót của người ta một cách thiện ý, khiến họ thực sự bị thuyết phục thì có thể gọi là khuyến thiện. Nhưng nếu cứ tranh đúng sai, nhất mực đổ lỗi cho người khác, lấy việc trêu chọc người khác làm thú vui khiến họ bị tổn thương thì chính là đang dần đi sang cực ác rồi.

Người xưa có câu: “Thủy chí thanh tắc vô ngư, nhân chí sát tắc vô đồ”, ý rằng nước quá trong thì sẽ không có cá, người soi xét quá sẽ không có ai bên cạnh mình.

Người hà khắc quá thì ai dám gần? Khi đối đãi với người thân hay bạn bè đều cần lưu ý điều này.

Giữa bố mẹ với con cái thì nên nhỏ nhẹ dạy bảo một cách lý trí. Giữa vợ chồng thì nên ít tranh cãi ai đúng ai sai. Chỉ có yêu thương và thân thiện mới có thể nuôi dưỡng vun đắp những mối quan hệ tốt đẹp .

Đúng sai phải trái đều không trọng yếu, quan trọng là sự hòa hảo với nhau, mắt nhắm mắt mở nhìn người ta thì quan hệ sẽ thoải mái hơn.

3. Người học rộng mà khốn cùng là do hay rỉa rói người

Tuân Tử nói: Lợi dụng học thức của mình để áp đảo người khác, ngược lại chứng minh rằng bản thân mình thiếu giáo dưỡng.

Có những người luôn cho rằng tài trí của mình là hơn người, coi tri thức như vũ khí để tranh hơn thua, dùng kiến thức của mình để bác bỏ ý kiến của người khác, chọc vào chỗ đau của người ta để đạt được cảm giác vượt trội trong tâm tưởng. Tuy nhiên ai thật sự công nhận họ là người có tri thức uyên bác?

660x380_7-loai-nguoi-khong-ket-giao-6-loai-nguoi-khong-hop-tac-20180925160939

Người quân tử có học thức uyên thâm chân chính, là người thông suốt kinh sách, ăn nói hòa nhã, khoan dung rộng lượng và biết lắng nghe người khác.

Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) cao phải chăng là do trời sinh? Không hẳn như vậy. Nó bắt nguồn từ sự chân thành lương thiện trong khi đối nhân xử thế, là quan sát và lý giải của chúng ta đối với người khác, là hiểu biết trong khi học tập tri thức.

4. Người thấu tỏ mà lại càng ngày càng mơ hồ là do cái miệng

Tuân Tử nói: Dùng lời nói để tranh biện làm sáng tỏ sự việc, thì sẽ khiến nó càng trở nên mơ hồ hơn.

Cách tốt nhất để thanh minh cho bản thân chính là chứng minh sự việc bằng hành động thực tiễn. Cách tệ nhất là ra sức giải thích và trốn tránh, đổ trách nhiệm cho người khác, sẽ làm mất lòng tin và sự tôn trọng của người khác dành cho mình.

Có tài hùng biện, không có nghĩa là bạn đang ôm giữ sự thật.

5. Người a dua, nịnh bợ

Đối tượng này vốn dĩ "gió chiều nào che chiều nấy", đặt lợi ích làm đầu mà sẵn sàng vong ơn bội nghĩa. Những người này nguy hiểm có thừa, chẳng những không thể xem thường mà còn nên tránh xa để đỡ rước họa vào thân.

6. Người không giữ nguyên tắc

Làm người phải có tôn nghiêm, phải giữ nhân cách. Dù cho thanh cao hay bình dân, bất luận giàu có hay nghèo túng cũng không nên tự phụ quá mức, càng không cần xem thường người khác.

Với những kẻ vì tiền bạc, quyền lực mà sẵn sàng thay đổi nguyên tắc làm người của mình, thì dù cho có kết giao, bạn cũng mãi chỉ là một viên đá lót đường trong công cuộc tiến thân của họ mà thôi.

Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Tag: Người quân tử , bài học cuộc sống , những người không nên kết giao