Làm bao nhiêu hưởng hết bấy nhiêu: Tương lai nào cho những tư tưởng ấy?
Thứ sáu, 19/07/2019 16:32

Tiền làm để tiêu mà chứ có phải để cất đi, kệ đi cứ ăn chơi rồi mình lại kiếm, đời là mấy”. Chính cái tư tưởng ấy nó đã lừa không biết bao nhiêu người phải rơi vào bẫy.

“Tôi : Alo mày à ?

Bạn : Ừ, tao đây!

Tôi: Ở ngoài kia có mấy cửa hàng mua sắm mới khai trương đẹp lắm, mảy rảnh không tao với mày cùng đi xem đi?

Bạn: Ừ hay đấy, đi luôn, gì chứ hàng mới là phải triển ngay!

Tôi: Vậy thống nhất chiều đi nhé.

Bạn : Được ngay…Ở nhưng mày ơi! Tao đang hết tiền rồi, nợ cũ còn chưa trả xong?

Tôi: Cứ đi đi, tao cho vay, đời là mấy, cứ tiêu đi rồi đi làm trả sau

Bạn : Ừ thì ……………Đi”

1-8

Bạn có thấy hình bóng của mình đâu đó thấp thoáng qua đoạn hội thoại ấy? Bạn chắc cũng không ít lần rơi vào hoàn cảnh tương tự, nhưng vì lý do nào đó bạn sẵn sàng vượt lên trên tất cả những khó khăn mình đang có để sở hữu một món đồ chơi mới/ một đôi giày mới/bộ quần áo mới ….Và rồi sau đó , bạn lại phải cong lưng ra “đi cày” để trả nợ?

Sự cố hữu ăn sâu vào trong tiềm thức

Rất khó để lý giải tại sao, rằng cái tư tưởng “tiêu trước-kiếm sau” ấy nó lại được đóng đinh một cách chắc chắn đến thế qua rất nhiều thế hệ ( mơn chớn từ thế hệ 7x, quen thuộc với thế hệ 8x và giờ thành thói quen với thế hệ 9x). Chỉ biết được rằng, hiện nay đó giường như đã trở thành “Lý do chính đáng” để biện hộ cho rất nhiều người vốn dĩ đang có thói quen tiêu xài một cách không kiểm soát, ở họ không có sự chuẩn bị cho ngày mai, không có khái niệm cho tương lai. Mà với họ, sống đơn giản là được thưởng thức hết tất cả những gì mình có thể chi trả, là được trải nghiệm nhiều “cái lạ” mà xu hướng hiện tại sản sinh ra…chỉ cần thế là đủ. Tích lũy nguyên liệu để chuẩn bị cho cuộc hành trình dài phía trước ư? Khái niệm ấy với họ còn xa quá.

2-768x480

Nhiều khi tôi tự nhủ rằng, 15 hay 25 tuổi, nếu có ý nghĩ như thế còn có thể chấp nhận được. Nhưng giả dụ nếu bạn 35 tuổi và bạn vẫn “cố chấp” với lối nghĩ như thế thì cuộc đời bạn sẽ trôi dạt về đâu, bạn có thể bỏ qua chính bản thân mình trong danh sách của sự quan tâm, thế còn bố mẹ bạn? Vợ con bạn? Chẳng lẽ bạn cũng để họ phải “chịu ảnh hưởng”  từ chính cách sống cố hữu như thế vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bạn ư?

Tương lai nào cho những tư tưởng ấy ?

Một ngày so với quãng đời hiện tại của bạn vốn chẳng là gì, nhưng mỗi ngày nhỏ ấy sẽ tích góp để hình thành nên chính bạn trong tương lai. Nếu như bạn là một người chu toàn, biết tính toán và cân đối nguồn tài chính của mình, thì bạn của 5 -10 năm sau nó sẽ rất khác bạn của hình thái hiện tại.

Thử nghĩ mà xem, chúng ta đều là những người đi làm, cớ sao có những người rất nhàn nhã để hưởng thụ cuộc sống này, còn bạn thì hết năm này qua năm khác, tối ngày bị rơi vào vòng xoáy “ Vay- trả”, bảo không mệt mỏi tức là bạn đang tự dối mình. Nhưng thay vì cố gắng để thay đổi thực trạng đó, bạn lại vô tư chấp nhận, coi đó là việc hiển nhiên ai cũng sẽ phải mắc khi mà đồng nghiệp xung quanh ai ai cũng giống thế, và nó giường như là “điểm tựa” vững chắc để củng cố thêm niềm tin cho bạn rằng “Mình còn trẻ, mình làm thế là chuyện quá đỗi bình thường”.

3-8

Và đương nhiên, thành quả mà bạn nhận được qua những tư tưởng đó chính là sự mệt mỏi đến nghẹt thở khi ngày ngày phải nghĩ cách trả nợ. Những sản phẩm bạn yêu thích ở trong tủ kia sẽ tỉ lệ thuận với đống hóa đơn bạn phải thanh toán, niềm vui trong cuộc sống sẽ là điều xa xỉ khi bạn chỉ biết trích hết quỹ thời gian cá nhân để tăng ca….Thử hỏi cái giá đó liệu có đáng?

Những cách hay quản lý tài chính thông minh

Tiết kiệm

Khi nhận tiền lương hàng tháng, bạn có thể trích ra 20% gửi vào quỹ tiết kiệm, phần còn lại sử dụng chi tiêu. 

Bất kể thu nhập gia đình là bao nhiêu, bạn cần nỗ lực tuân thủ nguyên tắc chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Khá khó khăn lúc đầu nhưng khi điều chỉnh được, bạn sẽ thấy cuộc sống nhẹ nhàng, an tâm hơn.

Quản lý ngân sách cá nhân

Đầu tiên, bạn cần ghi chép lại những khoản chi tiêu trong ngày. Khi cập nhật thường xuyên các khoản phát sinh, bạn sẽ nắm rõ tình hình tài chính hiện tại và nhận thức được kế hoạch tiết kiệm của mình đang diễn ra tốt hay không.

Tiếp theo, hãy tính tổng chi phí thường xuyên phát sinh mỗi tháng và liệt kê chúng ra một tờ giấy. Từ đó, bạn sẽ phải gạch bỏ một vài chi phí, đơn cử phí mua sắm quần áo hoặc những chuyến du lịch. Nếu cảm thấy điều này hơi khó khăn, bạn chưa cần cắt giảm hẳn mà hãy bắt đầu trước bằng việc cắt giảm bớt ngân sách chi tiêu.

Quy tắc quản lý 50 - 20 - 30 

Nếu bạn ghét các con số, không thích mỗi ngày đều phải tính toán những khoản tiền đã tiêu và còn lại bao nhiêu cho đến lần nhận lương tiếp theo, thì hãy sử dụng phương pháp 50 - 20 - 30. Quy tắc này do bà Elizabeth Warren - giáo sư Trường Đại học Havard đặt ra.

Theo đó, khi nhận được tiền lương hàng tháng, việc đầu tiên bạn cần làm là dành 50% thu nhập cho các chi phí cố định như tiền nhà, điện, nước, xăng xe... 20% cho mục tiêu tài chính, gồm tiền tiết kiệm và đầu tư. Bạn cũng có thể thêm những khoản nợ cần chi trả ở mục này. 30% còn lại cho chi tiêu linh hoạt theo cách bạn muốn, như tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm.

Quy tắc này không phải là chuẩn mực cần phải thực hiện với tất cả mọi người. Bạn có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ phần trăm giữa 3 danh mục dựa vào những ưu tiên tài chính cùng với kế hoạch cho tương lai, để đưa ra tỷ lệ hoàn hảo dành riêng cho bạn tùy thời điểm.

Tận dụng tối đa hàng giảm giá và mặc cả

Cũng giống như tất cả mọi người, những người giàu cũng muốn gia tăng giá trị tiền bạc thông qua việc tìm kiếm những giao dịch được chiết khấu, giảm giá.

"Tại sao bạn phải trả nhiều tiền cho cùng một món hàng mà người khác có thể trả ít hơn", một nữ diễn viên, nhà sản xuất và doanh nhân người Mỹ Sarah Michelle Gellar cho biết.

 
Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài

Tag: cách chi tiêu hợp lý , cuộc sống cần biết điều này , lưu ý khi chi tiêu trong gia đình