Đừng bao giờ nói những lời 'cấm kỵ' này tại nơi làm việc nếu không muốn rước họa vào thân
Thứ sáu, 24/05/2019 14:29

Ở nơi làm việc, đặc biệt là chốn công sở đừng bao giờ nói những lời này bạn nhé!

“Điều này thật nhàm chán”

Nơi công sở, có thể bạn phải tham gia nhiều cuộc họp có vẻ không cần thiết, lãng phí thời gian và khá khập khiễng. 

Nhưng đừng bao giờ nói to điều đó trong cuộc họp hoặc thì thầm với đồng nghiệp của mình, Tiến sĩ Melanie Greenberg, nhà tâm lý học lâm sàng ở Mill Valley, California cho biết. 

Nó có thể khiến sếp nghĩ rằng bạn đang cảm thấy chính công việc nhàm chán và bạn nghĩ rằng bạn có nhiều việc cá nhân phải làm hơn là tham dự cuộc họp vì công việc.

"Anh/chị sai rồi"

photo1525593072772-15255930727722100958698-15501107673251029103407-crop-15501107722351961918289-1558512346281898527194

Khi bạn nhận thấy sếp hoặc cấp trên của mình mắc phải sai lầm và bạn nhanh chóng lên tiếng phản bác và chỉ trích công khai những điều đấy thì bạn đã vô tình khiến sếp của bạn có thành kiến không tốt về bạn và sẽ bỏ qua bạn trong một số trường hợp mà không cần biết lí do là gì. Thay vào đó, bạn hãy gợi ý cho sếp bằng những câu nói ẩn ý hoặc làm cho họ tự nhận ra cái sai của chính họ và sửa chữa.

Bạn nên nhớ một người sếp luôn có lòng tự tôn rất cao, nếu họ bị chính cấp dưới của mình chỉ ra những lỗi sai, họ sẽ cảm thấy không hài lòng và thậm chí rất gay gắt với bạn. Và bạn thấy rồi đấy, cho dù việc bạn làm là tốt nhưng hậu quả thì lại không như bạn nghĩ. Vì thế hãy cẩn thận trong lời nói nhé. 

"Đó có phải việc của tôi đâu"

Khi được giao một công việc khác ngoài chuyên ngành của bạn, thay vì than vãn rằng "đó không phải là việc của tôi" và tìm mọi cách né tránh thì hãy cố gắng làm tròn việc được giao bạn nhé.

Vì tính chất công việc trong môi trường hiện nay, một người sếp luôn muốn tận dụng hết tất cả các khả năng của một người nhân viên, bạn càng năng động và linh hoạt thì sẽ càng dễ chiếm được cảm tình của cấp trên nhiều hơn. Hãy cố gắng tránh nói những câu lãng tránh trách nhiệm như vậy nhé. Có rất nhiều người khi tuyển vào không làm được trọn vẹn đúng chuyên ngành của mình như lúc ứng tuyển, không chỉ riêng mình bạn.

photo1558584876978-1558584876979-crop-155858494899831423939

"Đó không phải lỗi của tôi"

Bạn không nên phủi đi trách nhiệm của mình khi sếp của bạn quan ngại về công việc hay dự án bạn đang thực hiện. 

Tiến sĩ Greenberg nói, khi bạn đổ lỗi cho người khác và không chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm, thì giống như bạn đang tấn công những người khác trong cùng nhóm. 

Điều này làm cho bạn trông giống như một đứa trẻ chưa trưởng thành và đổ lỗi cho người khác về bất kỳ vấn đề trong khi hoàn thành công việc.

Trốn tránh trách nhiệm cũng khiến sếp của bạn nghĩ rằng bạn không lắng nghe họ và không tiếp nhận những phản hồi mang tính xây dựng.

"Nhờ người khác giúp đỡ như trợ lý cá nhân"

Đừng bao giờ yêu cầu quá nhiều sự giúp đỡ từ người khác hay tỏ ý coi thường người khác, cho dù họ là nhân viên hỗ trợ tại văn phòng, theo Tiến sĩ Greenberg. 

Nếu bạn đang chờ đợi một tài liệu quan trọng hay bạn bị thất lạc thứ gì đó từ bộ phận vận chuyển của công ty, đừng đổ lỗi cho người gửi thư và thể hiện thái độ kiêu ngạo với họ.

Hãy đối xử với mọi người tại văn phòng một cách tôn trọng và đừng yêu cầu bất cứ ai làm điều gì đó không phải công việc của họ.

Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: Những lời không nói ở nơi làm việc , bài học thành công , bài học cuộc sống