Vị trí nơi xảy ra tai nạn tại Dốc Gió cách Vồ Cứu Nam 200m hướng về phía chân núi và cách Vồ Thiên Tuế 2km theo hướng lên đỉnh. Tai đây, một bên là vách núi có cao độ cách mặt đường hơn 100m đã bị xói mòn bởi một dòng suối nhỏ. Toàn bộ cây cối bị ngã rạp, một bên là vực sâu. Đứng từ trên nhìn xuống bên dưới nhiều tảng đá lớn nhỏ nằm ngổn ngang.
Đường lên núi Cấm. (ảnh chụp lúc 11h ngày 6/5)
Công tác khắc phục nhằm tái lập giao thông được bắt đầu từ 15h ngày 5/5. Tại hiện trường, 4 công nhân, thuộc công ty TNHH một thành viên khai thác đá Năm Chùa, giáng từng nhát búa dưới ánh nắng gay gắt để chẻ thành những phiến đá nhỏ.
Anh Lê Văn Giồng, Tổ phó tổ công nhân, cho biết, khi đến hiện trường có tất cả 6 khối đá lớn, 3 khối đã nằm dưới triền núi, 3 khối còn lại án ngữ mặt đường. Nhiệm vụ của tổ là chẻ nhỏ những tảng đá này, sau đó, xe cẩu sẽ đưa chúng ra khỏi mặt đường.
Nhát búa dưới cái nằng đổ lửa
Sau khi mặt đường được khai thông, một nhóm công nhân khác khoảng 10 người sẽ tìm đường lên nơi phát xuất những tảng đá lớn có thể tiếp tục lăn xuống để chăn đứng nguy cơ. Công tác này phải mất nhiều ngày nữa mới có thể hoàn tất.
Triền núi nơi phát xuất đá lăn
Mặc dù không thể lên núi bằng bất cứ phương tiện nào ngoài đi bộ, du khách vẫn dồn dập đổ về khu vực núi Cấm. Công ty CP phát triển du lịch An Giang vẫn tiếp tục bán vé vào cửa. Nhưng bên cạnh đó, một số cò tìm cách chèo kéo để đưa khách lên núi bằng nhiều ngõ ngách khác. Người dân tại đây cho biết, những con đường tắt phần nhiều là đường mòn ven núi không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, không thấy một biện pháp ngăn chặn nào từ phía cơ quan hữu trách đối với nhóm có mồi này.
Chốt chặn các loại phương tiện lên núi
Cò hoành hành
Được biết, trước đó vào lúc 10h sáng 6/5, đám tang anh Nguyễn Hoài Tâm, tài xế xe du lịch bị nạn đã được đưa ngang qua khu vực này để đến nghĩa trang trên núi Cấm.