Nồng độ cồn về 0 hiện đang là chỉ số tối quan trọng đối với bất cứ ai muốn xuống đường tham gia giao thông.
|
Nồng độ cồn được hiểu là chỉ số hàm lượng cồn thực phẩm được tính theo phần trăm thể tích và nồng độ này thường có trong rượu, bia. Tiêu thụ rượu, bia là một hành vi phổ biến trên toàn thế giới, và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm về đơn vị cồn.
Sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông dễ làm tăng nguy cơ gây ra tai nạn giao thông. Thực tế, việc sử dụng rượu, bia có thể khiến người dùng bị mất tập trung khi lái xe, một số trường hợp say xỉn còn thực hiện hành vi “phóng nhanh, vượt ẩu”, từ đó phát sinh các tình huống nguy hiểm có thể gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự an toàn về sức khỏe, tính mạng của người điều khiển phương tiện và cả những người xung quanh.
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh minh họa)
Uống 5 chén rượu mạnh, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phụ trách Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, với thực tế phổ biến của tình trạng người dân uống rượu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm đơn vị cồn.
1 đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Tuỳ vào lượng uống sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn.
Theo bác sĩ Hoàng, đối với một người trưởng thành có sức khỏe bình thường thì cứ sau 1 tiếng, gan sẽ đào thải được 1 đơn vị cồn. Đây là con số ở mức trung bình. Tùy theo từng cá thể khác nhau, ví dụ như người gan yếu, người có cân nặng hơn mức trung bình thì quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi.
Về cơ chế đào thải cồn của cơ thể, khoảng 10 - 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi. Khoảng 85 - 90% sẽ được xử lý qua gan.
Uống 5 chén rượu mạnh (khoảng 40 độ) tương đương với 5 đơn vị cồn, gan sẽ mất khoảng 5 tiếng đào thải. Ngoài ra, sau khi đã thải trừ rồi, gan cần 3 tiếng nữa để nồng độ cồn trong máu về 0. Do đó, nếu uống 5 chén rượu mất khoảng 8 tiếng thổi nồng độ cồn mới không lên.
Ảnh minh họa
“Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nồng độ cồn trong cơ thể ở mức cao, nghĩa là khi chúng ta uống nhiều rượu thì tốc độ thải trừ cồn của gan lại nhanh hơn. Ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi. Đặc biệt, người dân cần lưu ý, cho dù sau khi gan thải trừ hết nồng độ cồn thì về cơ bản, cơ thể vẫn cần 2 - 3 tiếng để thải trừ hết hoàn toàn”, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng nhấn mạnh.
Do đó, theo bác sĩ Hoàng, không có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho câu hỏi: “Tôi uống 1 lượng cồn nhất định, sau bao lâu thì thổi nồng độ cồn bằng 0”. Nguyên nhân, tùy vào từng người mà thời gian chính xác để loại bỏ hoàn toàn cồn trong cơ thể sẽ khác nhau.
Chúng ta có thể ước lượng được quãng thời gian. Tuy nhiên đây là những con số mang tính trung bình, ước tính. Mỗi cá nhân sẽ có thời gian khác nhau và có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thải trừ cồn của cơ thể.
Ví dụ những người ăn rất nhiều rồi mới uống rượu. Rượu được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu rượu của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.
Uống 2 cốc bia mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phụ trách Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, căn cứ vào thực tế phổ biến của tình trạng người dân uống rượu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm đơn vị cồn.
Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Tùy vào lượng uống sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn.
Theo bác sĩ Hoàng, một người trưởng thành có sức khỏe bình thường, cứ sau 1 tiếng, gan sẽ đào thải được 1 đơn vị cồn. Đây là con số ở mức trung bình. Tùy theo từng cá thể khác nhau, ví dụ như người gan yếu, người có cân nặng hơn mức trung bình thì quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi.
Về cơ chế đào thải cồn của cơ thể, khoảng 10 - 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi. Khoảng 85 - 90% sẽ được xử lý qua gan.
Hai cốc bia sẽ tương đương với khoảng 3 đơn vị cồn và chúng ta sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Tuy nhiên, sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong máu về 0. Do đó, nếu bạn uống 2 lon bia mất khoảng 6 tiếng thổi nồng độ cồn mới không lên.
Bác sĩ Hoàng cũng cho biết, các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nồng độ cồn trong cơ thể ở mức cao, nghĩa là khi chúng ta uống nhiều rượu thì tốc độ thải trừ cồn của gan lại nhanh hơn. Ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, người dân cần lưu ý, cho dù sau khi gan thải trừ hết nồng độ cồn thì về cơ bản, cơ thể vẫn cần 2 - 3 tiếng để thải trừ hết hoàn toàn.
Theo bác sĩ Hoàng, không có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho câu hỏi “Tôi uống lượng cồn nhất định, sau bao lâu thì thổi nồng độ cồn bằng 0”. Tùy vào từng người mà thời gian chính xác để loại bỏ hoàn toàn cồn trong cơ thể sẽ khác nhau.
Chúng ta có thể ước lượng được quãng thời gian. Tuy nhiên đây là những con số mang tính trung bình, ước tính. Mỗi cá nhân sẽ có thời gian khác nhau và có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thải trừ cồn của cơ thể.
Ví dụ những người ăn rất nhiều rồi mới uống bia. Bia được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu bia của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.
Một số trường hợp cơ thể đào thải chậm hơn hoặc nhanh hơn nhưng bạn cũng nên thận trong vì có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không. Những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Ghép mặt bạn mới quen vào clip nhạy cảm để tống tiền nạn nhân
- Chủ xe có thể bị xử phạt nặng nếu cho người khác mượn xe! Cập nhật ngay quy định mới tránh 'vạ lây' nghiêm trọng
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước