Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng nâng cao do chất lượng cuộc sống được nâng lên. Vậy tuổi thọ trung bình của người Hà Nội là bao nhiêu?
|
Tuổi thọ trung bình của người Hà Nội là bao nhiêu?
Trong Niên giám thống kê công bố gần đây của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 ước tính đạt 100,3 triệu người, tăng 841,3 nghìn người, tương đương tăng 0,85% so với năm 2022.
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân Việt Nam năm 2023 là 74,5 tuổi, trong đó nam là 72,1 tuổi và nữ là 77,2 tuổi. So với năm 2022, tuổi thọ trung bình tăng gần 1 tuổi, trong đó, nam giới tăng 1 tuổi, còn phụ nữ tăng 0,8 tuổi.
Phân theo vùng, Đông Nam Bộ là khu vực người dân có tuổi thọ cao nhất nước (76,3 tuổi), thấp nhất là Tây Nguyên (72 tuổi).
Tính theo địa phương, người dân TP.HCM có tuổi thọ cao nhất nước với 76,5 tuổi; tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, lần lượt là 76,4 và 76,3 tuổi. Tuy nhiên, TP.HCM cũng là thành phố bước nhanh vào tiến trình già hoá dân số khi có hơn 1,1 triệu người trên 60 tuổi (chiếm tỉ lệ 12,05%). Già hóa dân số này chịu sự tác động sâu sắc của mức sinh thấp và tuổi thọ trung bình tăng cao.
Trong khi đó, các tỉnh có tuổi thọ người dân thấp nhất cả nước là Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum. Tuổi thọ trung bình người dân các tỉnh này chưa vượt quá 70 tuổi, lần lượt là 69,9, 69,8 và 69,7.
Tại Hà Nội, tuổi thọ trung bình của người dân là 76,1, đạt mức cao so với trung bình cả nước.
Tuổi thọ trung bình của người dân Hà Nội là 76,1 - đạt mức cao so với trung bình cả nước
Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam là bao nhiêu?
Tổng cục Thống kê vừa công bố Niên giám thống kê 2023, trong đó, ghi nhận tuổi thọ của người dân Việt Nam tăng mạnh trong năm qua.
Theo số liệu sơ bộ công bố, năm 2023, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt đạt 74,5 tuổi, tăng gần 1 tuổi so với năm 2022. Trong đó, đàn ông Việt tăng 1 tuổi, còn nữ tăng 0,8 tuổi.
Liên tục từ năm 2019 đến 2022, tuổi thọ trung bình của người Việt dao động từ 73,6-73,7 tuổi; phụ nữ nước ta sống lâu hơn đàn ông khoảng 5,3 năm. Riêng năm 2023, tuổi thọ của phụ nữ Việt bật tăng lên 77,2 tuổi, trong khi nam giới cũng tăng lên 72,1 tuổi.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, người dân thành thị có tuổi thọ cao hơn nông thôn, lần lượt là 76,8 và 74,3. Đáng chú ý, nhiều năm liền, tuổi thọ người thành thị không tăng nhiều trong khi người dân nông thôn tăng 1,6 năm tuổi thọ trong 4 năm, từ 72,7 (năm 2020) lên 74,3 (2023).
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?