Vì ước mơ muốn đỗ vào trường ĐH Y Dươc, Quân sẵn sàng "hi sinh" 7 năm theo học ĐH Quốc tế để vào lớp luyện thi của cô Quỳnh Trâm.
Phan Bách Quân quyết định bỏ hẳn 7 năm ĐH để ôn thi lại ở lớp cô Quỳnh Trâm. Gia đình khá giả, ba mẹ đều theo ngành y nhưng ở lớp cậu là một trong những học rất chăm chỉ, chịu khó. |
Lớp luyện thi đại học của cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm (55 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM) thời điểm này ngày càng đông người đến học. Mỗi người đến học lại mang theo một câu chuyện riêng. Có người 7 năm chưa ra trường quyết ôn thi lại. Người tuổi đời 30 vẫn đi học. Có học sinh học lực chỉ trung bình khá, sau một thời gian được chọn đi thi học sinh giỏi…
Phí 7 năm học để tìm đúng ước mơ
Phan Bách Quân (25 tuổi) theo học lớp cô Quỳnh Trâm từ cuối năm 2013 với mục tiêu đỗ vào ĐH Y Dược TP.HCM. Năm 18 tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông, Quân theo học ngành công nghệ thông tin tại một trường quốc tế. “Đó là một ngành hot lúc bấy giờ nên mình chạy theo trào lưu, không có định hướng cụ thể”, Quân giải thích về lý do chọn ngành này.
Theo học được khoảng 1,5 năm Quân dần thấy chán chường vì không hợp. Nhưng cậu vẫn cố học. Quân nói: “Mình học cho xong một cách thụ động, đối phó nên có khá nhiều môn bị rớt”. Cá biệt, có môn Quân học đi học lại đến 4 lần vẫn không thể qua. Tự nhận cuộc sống gia đình khá giả nhưng số tiền đóng học lại cao cũng khiến Quân ái ngại với gia đình.
2010 Quân lại đi ôn thi đại học những mong được theo nghề bác sĩ của ba. Cậu muốn những tập sách chuyên môn dày cộm của ba có người kế thừa, muốn tự tay lo sức khỏe cho gia đình và trên hết không làm ba mẹ buồn.
“Ngày trước gia đình muốn hướng theo ngành y nhưng do cái tôi lớn nên mình làm trái ý. Đi học thì thi lên thi xuống nên chỉ làm cho ba mẹ thêm buồn”, Quân chia sẻ.
Kỳ thi đại học năm ấy lại trùng với môn thi ở trường quốc tế. Và Quân chọn không thi đại học bởi vì chắc chắn sẽ trượt, còn bỏ ở trường sẽ lại tốn tiền học lại. Từ đó, Quân cứ tiếp tục học đối phó. Năm 2012, Quân bỏ học gần cả năm, dành phần lớn thời gian một mình trong phòng chơi game, suy nghĩ vẩn vơ. Một năm sau, cậu lại quay lại trường để học nốt, vẫn với tâm lý học cho có. Có lúc, Quân nộp hồ sơ đi du học như một cách giải thoát nhưng lại thôi.
“Chỉ khi thấy cậu em trai thi đại học 2 lần vẫn rớt và quyết tâm thi lại mình mới có động lực để bỏ hẳn 7 năm học vô nghĩa, tiếp tục ôn thi. Cả hai anh em đều mong đậu vào trường y”, Quân tâm sự. Và rồi cậu viết một thư điện tử dài cho cô Quỳnh Trâm. Trong thư, Quân viết: “Được làm bác sĩ là điều mà em đã phải tốn rất nhiều thời gian để có thể nhận ra. Nay em viết mail này gửi cô em với mục đích được học cô. Em đã sẵn sàng bỏ 7 năm học chỉ để làm lại từ đầu”.
Mục tiêu của cô Trâm là hy vọng tất cả học viên đều đậu và có người đỗ thủ khoa.
“Nhận được thư, tôi gọi ngay cho mẹ của Quân động viên em cố gắng theo học vì cơ hội vẫn còn nhiều. Bảy năm là khoảng thời gian dài nhưng với cuộc đời vẫn ngắn. Khi mới vào học, Quân học yếu, mất căn bản nhiều nhưng em rất chăm chỉ, càng về sau càng tiến bộ”, cô giáo Quỳnh Trâm chia sẻ. Còn với Quân, từ khi theo học thì chưa nghỉ buổi nào, duy nhất một lần đi trễ vì xe hỏng. Phần lớn thời gian, Quân tập trung vào học bài, ôn lại những kiến thức đã quên lãng.
Quân tâm sự: “Giờ mình không hề thấy tiếc khi bỏ 7 năm học. Với cách dạy dễ hiểu, nhiệt tình của cô Trâm, mình hy vọng 70% sẽ đậu. Còn nếu không thì năm sau sẽ thi tiếp. Ba mẹ rất ủng hộ quyết định của mình”.
30 tuổi vẫn ôn thi
Bùi Thị Hiên (30 tuổi, Q.Phú Nhuận) là học viên lớn nhất trong lớp luyện thi. Đã lập gia đình và có con gái 2 tuổi nhưng Hiên không nản khi đi cắp sách đi học. Cô muốn đậu đại học để có một nghề nghiệp ổn định thay vì đi làm phục vụ. Hiên kể: “Trước khi lấy chồng (năm 2012) tôi đi làm phục vụ ở quán trà sữa suốt 7 năm mà lương cao nhất cũng chỉ hơn 2 triệu. Được chồng và họ hàng ủng hộ nên tôi đi luyện để thi vào ngành điều dưỡng”.
Học hết lớp 6 rồi nghỉ học 4 năm, Hiên mới học lại ở trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Phú Nhuận. Năm 2004 tốt nghiệp, quãng thời gian gân 10 năm mới học lại khiến Hiên gặp nhiều khó khăn trong tiếp thu kiến thức. “Chỉ học mỗi ở lớp luyện thi thôi thì tôi không thể theo kịp vì chương trình thay đổi nhiều, kiến thức phải học lại từ căn bản. Vì vậy, tôi phải học ở nhà rất nhiều, may mà có chồng chia sẻ, không cho đi làm để dành thời gian học”, Hiên chia sẻ.
Đều đặn, buổi sáng Hiên mang con qua nhà mẹ chồng phụ việc nhà và học bài. Chiều cô lại tiếp tục ôn, đến tối thì đến lớp luyện thi. . Nếu năm nay không đậu thì Hiên và chồng lại dành dụm tiền năm sau ôn thi tiếp để mong kiếm được một nghề ổn định.
Nói về lớp luyện thi của mình, cô Quỳnh Trâm hy vọng tất cả các học viên sẽ đậu vào trường mình chọn. "Mong sao trong kỳ thi sắp tới sẽ có em đậu thủ khoa, đó sẽ là niềm vui lớn nhất trong thời gian dạy học của tôi", cô Trâm chia sẻ.
Ngoài ra, trường hợp của em Nguyễn Minh Phước (18 tuổi, THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.7) cũng khiến cô Quỳnh Trâm bất ngờ. Vốn là một học sinh học lực chỉ ở mức trung bình – khá nhưng sau một thời gian theo học, Phước được nhà trường chọn đi thi học sinh giỏi Hóa học cấp thành phố.
Nguyễn Minh Phước (áo xanh).
“Trước kia điểm hóa của em chỉ toàn 6-7, em thấy sợ môn này. Vậy mà được chọn đi thi khiến em rất bất ngờ. Bạn bè cũng ngạc nhiên và còn đòi em khao. Em tính sau khi có kết quả thi học sinh giỏi mới nói bố mẹ biết để họ ngạc nhiên hơn”, Phước cho biết. Mục tiêu của Phước trong kỳ thi sắp tới là ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%