Hai miền Triều Tiên hôm 19/12 đã tổ chức cuộc gặp đầu tiên kể từ vụ xử tử người chú của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nối lại các cuộc đàm phán về một khu công nghiệp chung, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về tình hình Triều Tiên.
"Chúng tôi sẽ xem xét việc thực thi những điều đã đạt được và tiến hành các công việc liên quan tới sự phát triển của Kaesong", Kim Ki-Woong, trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc, cho biết với báo giới trước khi qua biên giới.
Cùng ngày, một phái đoàn nước ngoài gồm các bộ trưởng nhóm G20 dự kiến cũng tới khu Kaesong trong bối cảnh Hàn Quốc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài với hi vọng rằng sự tham gia của họ sẽ ngăn cản Triều Tiên đóng cửa khu công nghiệp trong tương lai.
Phái đoàn nước ngoài bao gồm 5 Thứ trưởng tài chính từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới trong nhóm G20 cũng như giới chức từ IMF và Ngân hàng phát triển châu Á, vốn tới Seoul để tham dự một hội nghị.
Nhưng theo Bộ thống nhất Hàn Quốc, Triều Tiên đã gạt sang một bên các vấn đề nội bộ để cho phép chuyến thăm của phái đoàn nước ngoài và cuộc gặp tại Kaesong.
Mở cửa giao lưu với phương Tây
Kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã áp dụng nhiều chính sách mở cửa để thay đổi bộ mặt đất nước. Tư tưởng của nhà lãnh đạo trẻ đã thoáng hơn so với người cha “bảo thủ” của mình nhờ những năm tháng du học ở nước ngoài, cũng như tiếp thu được nhiều thành tựu trên thế giới.
Bằng chứng rõ rệt cho sự cởi mở của Kim Jong0un với phương Tây đó là chuyến thăm Triều Tiên kéo dài 5 ngày của cựu cầu thủ bóng rổ Mỹ 52 tuổi, Dennis Rodman.
Ngoài việc thăm người bạn là lãnh tụ Kim Jong-un, ông Rodman còn giúp huấn luyện đội tuyển bóng rổ quốc gia Triều Tiên để chuẩn bị cho giải đấu diễn ra tại Bình Những ngày 8/1/2014 để kỷ niệm sinh nhật ông Kim Jong-un.
Rodman được ông Kim Jong-un tiếp và gọi ông là "người bạn của cuộc đời ông".
Ông Rodman cho biết ông nảy sinh tình bạn với ông Kim Jong-un, một người hâm mộ bóng rổ, trong chuyến thăm Triều Tiên đầu tiên vào tháng 2/2013. Hai người đã chụp ảnh chung trên khán đài trong một trận đấu bóng rổ ở Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un luôn giác ngộ rằng, công nghệ hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước.
Do đó không có gì ngạc nhiên khi ông này có những cải cách cấp tiến như cho phép phụ nữ Triều Tiên mặc quần trên đường phố, dỡ bỏ lệnh cấm pizza và khoai tây chiên kiểu Pháp và thậm chí cho phép ngày càng nhiều người Triểu Tiên sở hữu điện thoại di động.
Tuy nhiên, một điều mà ít người biết đến ở nhà lãnh đạo trẻ này chính là fan hâm mộ hệ điều hành Android. Theo một tờ báo Hàn Quốc, trong một bức ảnh chụp gần đây, Chủ tịch Kim Jong-un đang sử dụng smartphone hoạt động trên hệ điều hành Android.
Nhận định du lịch là một ngành mang tại nhiều lợi nhuận và ngoại tệ cao, nhà lãnh đạo trẻ đã tận dụng sự bí ẩn của đất nước và con người nơi đây trở thành điểm du lịch quốc tế hấp dẫn. Theo đó, Triều Tiên phát triển sáu khu vực du lịch, đồng thời chuyển đổi ba sân bay quân sự sang mục đích dân sự.
Thanh trừng chú, Triều Tiên tính sẵn ‘nước cờ’ với Trung Quốc
Dường như Kim Jong-un cố tình nhằm vào Trung Quốc, nhà nhập khẩu quặng lớn nhất của Triều Tiên, khi luận tội ông chú Jang Song Thaek “bán tài nguyên quốc gia với giá rẻ”…
Ông Jang Song Thaek trong cuộc gặp gỡ với cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Là người quản lý các hoạt động kinh tế, thương mại với nước ngoài, ông Jang Song-thaek được cho là một trong số ít quan chức cấp cao Triều Tiên có mối quan hệ khá thân thiết và có thể đối thoại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trong khi Kim Jong-un được cho là đã bị Chủ tịch Tập Cận Bình từ chối gặp mặt, thì ông Jang đã nhiều lần tới thăm Trung Quốc và có các cuộc hội kiến với những nhà lãnh đạo cấp cao nước này.
Tháng 6 năm ngoái, trong chuyến thăm 6 ngày tới Trung Quốc, ông Jang đã có cuộc gặp gỡ và bàn bạc với ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo về việc hợp tác kinh tế và mô hình đặc khu kinh tế của Bắc Kinh. Kết quả đạt được sau chuyến thăm này là Triều Tiên thông báo kế hoạch thành lập 14 đặc khu kinh tế mới.
Theo nhiều chuyên gia, vụ thanh trừng có thể là động thái cho thấy Triều Tiên đang tích cực dứt khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tờ Korea Times dẫn lời Giáo sư Jang Yong-seok nhận định, “vụ lật đổ Jang Song Thaek có thể được xem như hành vi thẳng thừng ngăn chặn ảnh hưởng và can thiệp của Trung Quốc vào Bắc Triều Tiên”.
Để làm rõ hơn cho quan điểm này, Giáo sư Son Tae-gyu từ Đại học Dankook cho rằng, “với việc lật đổ Jang Song-thaek, người nỗ lực xây dựng và duy trì các mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh trong thời gian dài, dường như Kim Jong-un nhấn mạnh rằng chế độ của ông có đủ khả năng đạt được mục tiêu mà không cần sự giúp đỡ của Trung Quốc”.