Nếu CV của bạn thể hiện sự thay đổi công việc liên tục trong khoảng thời gian ngắn, khả năng cao bạn sẽ đối mặt với các câu hỏi về lí do nhảy việc.
|
Mặc dù không phải ứng viên có lịch sử “nhảy” việc nhiều đều bị đánh giá thấp nhưng nhà tuyển dụng thường lo ngại sẽ gặp phải kiểu người bốc đồng, thiếu kiên trì hay không nghiêm túc trong công việc. Thế nên, việc đưa ra câu trả lời phỏng vấn một cách khéo léo và chuyên nghiệp là rất quan trọng.
Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn, hãy cùng tham khảo để quá trình ứng tuyển việc làm đạt được hiệu quả cao nhé.
Đưa ra lí do nghỉ việc khách quan
Nếu bạn đã đảm nhận một vị trí và nghỉ việc sau thời gian ngắn do công việc đã hoàn thành, công ty không tiếp tục duy trì dự án; hoặc có thể nguồn vốn cạn kiệt và họ không huy động được đầu tư... Vậy bạn có thể chia sẻ tình huống này với nhà tuyển dụng một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần lựa chọn cách trình bày khéo léo và thể hiện thái độ tích cực về vấn đề này. Chẳng hạn: “Trước đây em đã làm việc ở công ty X được 8 tháng. Trong thời gian này em cùng với đội ngũ của mình thực hiện dự án Y. Chính thời điểm này em đã học hỏi được rất nhiều từ chuyên môn đến kỹ năng làm việc, kinh nghiệm… Sau đó dự án hoàn thành và công ty đã không tiếp tục triển khai tiếp theo”.
Hoặc “Trước đây em đã được nhận vào vị trí X của dự án Y. Nhóm của em làm việc rất ăn ý tuy nhiên vì công ty không huy động được nguồn vốn nên dự án phải tạm ngừng. Thời gian làm việc đó tuy ngắn nhưng giúp em rèn luyện được nhiều kỹ năng của mình”.
Biến lịch sử “nhảy” việc trước đây thành cơ hội và lợi thế
Trong câu trả lời phỏng vấn về lí do “nhảy” việc, bạn nên biến điểm yếu (hay nhảy việc) thành lợi thế, thành tiềm năng giúp bạn làm tốt công việc hiện tại. Bạn có thể nói rằng nhảy việc là vì muốn tạo cho bản thân nhiều cơ hội hơn như được mở rộng phạm vi làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, tiếp cận đa dạng nguồn khách hàng, đối tác để học hỏi, trải nghiệm, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Hoặc bạn muốn tìm kiếm cơ hội xây dựng các mối quan hệ chất lượng ở nhiều môi trường làm việc. Bạn sẵn sàng thay đổi để mang lại kết quả cuối cùng tốt hơn.
Với cách trả lời này, bạn có thể sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về mẫu ứng viên có tính cách chủ động, luôn nỗ lực thay đổi tích cực và không ngừng phấn đấu cho những điều mới. Tuy nhiên, bạn nên chú ý trả lời khéo léo để tránh biến câu trả lời này thành “con dao hai lưỡi”, khiến nhà tuyển dụng hoài nghi bạn chỉ coi họ là một trải nghiệm ngắn tiếp theo.
Mong muốn một mức lương cao hơn
Chẳng có gì đáng e ngại khi bạn chia sẻ lí do “nhảy” việc trước đây là để tìm kiếm một công việc có mức lương tương xứng. Tuy nhiên, bạn cần có cách trình bày khéo léo và tinh tế, không nên chê bai mức lương cũ hoặc bày tỏ tham vọng có được mức lương “trong mơ” nhưng vượt quá khả năng. Hãy chia sẻ mục tiêu của mình là thu nhập tương xứng với năng lực với giá trị cống hiến bạn mang lại cho công ty, chẳng hạn như “Em đặt mục tiêu thu nhập mức lương là X. Em cũng hiểu rằng để đạt được con số đó mình phải nỗ lực như thế nào. Hiện tại em có đủ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để hoàn thành tốt công việc, xứng đáng với mức lương mong muốn”.
Nhìn chung, nhà tuyển dụng không ngại ứng viên hay “nhảy” việc, điều họ cần là lí do chính đáng. Thế nên, việc của bạn khi trả lời phỏng vấn là chia sẻ theo hướng tích cực, nói về những cơ hội mới và những gì bạn sẽ làm được cho công ty nhờ những kinh nghiệm và kỹ năng đã học hỏi được trước đây. Sau cùng bạn có thể khẳng định mình đang tìm kiếm sự ổn định và cam kết được gắn bó lâu dài với công ty, sẵn sàng đóng góp vào sự thành công của họ. Khi trình bày những điều này, bạn sẽ tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng, cho thấy bạn là một ứng viên nghiêm túc và có tư duy phát triển.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Trường Giang khoe khung ảnh đủ 4 thành viên, định nghĩa hạnh phúc gây chú ý
- Phật dạy: Trên đời có 3 người cao quý, gặp được họ là một điều may mắn, nhưng 90% người ta không biết quý trọng
- Gia Cát Lượng qua đời vì bệnh tật ở tuổi 54, ông mắc phải bệnh gì mà chỉ nghe tên thôi cũng khiến người ta rùng mình
- Không khí lạnh bao giờ ảnh hưởng đến Hà Nội?
- Làng gì giàu nhất Việt Nam?
- Bé gái làng Nủ được cứu sống kỳ diệu
- Bắt đầu từ tháng 11 này, đây là những đối tượng sẽ được tăng lương hưu 15%, là ai?
- Khối quặng vàng 1000 năm tuổi nặng 45 tấn, trị giá hơn 43 nghìn tỷ, vì sao 'vứt' bên đường mà không ai trộm?
- Tháng 11 có gì đặc biệt?
- Bắc Bộ chuẩn bị đón không khí lạnh tăng cường, có nơi dưới 15 độ C
- Chuyên gia ước tính: 'Việt Nam hiện có khoảng 2.000 tấn vàng'