Đối với đội ngũ giáo viên, thưởng Tết dường như là điều gì đó quá xa vời và điệp khúc buồn mang tên “thưởng Tết” vẫn là nỗi buồn nói mãi.
|
Sau một năm làm việc cật lực, dành tất cả tâm sức với nghề để vun đắp tài năng và trí tuệ cho đất nước, không ít giáo viên đều chạnh lòng với thưởng Tết, thậm chí có thầy cô còn quên mất cả khái niệm thưởng Tết. Khi đem ra so sánh với những cán bộ, công nhân viên hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp, thậm chí là ngay cả những đơn vị hành chính sự nghiệp, được khoán biên chế đều có tiền thưởng Tết, thưởng lương tháng 13 thì đó thực sự là một nghịch lý khó hiểu.
Mặc dù đã làm việc, đã cống hiến hết tâm sức nhưng thưởng Tết cho giáo viên vẫn rất thấp.
Không mong chờ thưởng Tết
Quả thật trong bối cảnh người người, nhà nhà đang bàn tán và mong chờ những khoản tiền thưởng Tết để chuẩn bị cho một cái Tết ấm cúng, đầy đủ thì chuyện “không mong chờ thưởng Tết” của đội ngũ giáo viên vô hình chung lại khiến người ta giật mình, thậm chí là kinh ngạc. Nhưng nếu đi sâu tìm hiểu thì mới thấy đây không phải là lời nói suông.
Cùng suy nghĩ như nhiều cán bộ, công nhân viên đang làm tại các lĩnh vực khác trong xã hội, mối lo “cơm áo gạo tiền” đang đè nặng lên gia đình thầy Nguyễn Đức Ngọc – giáo viên trường THPT Tam Dương I, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Từ nhiều ngày này, điều mà hai vợ chồng thầy Ngọc nói với nhau nhiều nhất chính là những khoản thu chi trong dịp Tết. Chỉ có điều, khác với những gia đình công chức khác, trong danh sách các khoản tiền có thể có trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn sắp tới, thưởng Tết không được nhắc đến.
Thầy Ngọc cho biết: 4 năm làm việc trong ngành Giáo dục chưa năm nào chúng tôi được cầm những đồng tiền thưởng Tết cho đáng gọi là thưởng Tết. Nếu may mắn ra thì được 500 ngàn hay 1 triệu đồng, còn nếu không, chắc chỉ 200 – 300 ngàn đồng là tốt lắm rồi.
“Vợ chồng tôi mới lấy nhau được mấy tháng, lại ra ở riêng luôn nên cuộc sống có nhiều điều phải lo toan lắm. Chẳng biết các anh chị ở ngành ngoài thế nào chứ lương giáo viên chúng tôi ba cọc, ba đồng, đủ ăn đã là tốt lắm rồi. Quanh năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, lúc khoẻ mạnh cũng như lúc yếu, chúng tôi vẫn phải lên lớp dạy học. Tết đến xuân về, nghe người ta nói chuyện thưởng Tết đi mua cái này, sắm cái kia mà chúng tôi thấy chạnh lòng quá”, thầy Ngọc tâm sự.
Thầy Ngọc cho biết thêm: “Không chỉ ở trường tôi đang dạy mà bạn bè tôi ở trường khác cũng vậy. Nếu may mắn dạy ở trường có nguồn ngân sách khấm khá thì thưởng Tết có cao cũng chỉ được 1 triệu đồng. Nhưng nói chung là chúng tôi dạy học bằng cái tâm của người làm nghề và trách nhiệm với xã hội mà thôi chứ cứ trông vào chuyện thưởng Tết thì chắc là bỏ nghề hết rồi”.
“Bây giờ cái gì cũng lên giá thì với những đồng tiền ít ỏi trên chúng tôi có thể làm được gì, mua một túi quà gọi là quà biếu gia đình có khi còn không đủ”, thầy Ngọc buồn rầu chia sẻ.
Nỗi đau kéo dài…
Và câu chuyện trên không chỉ là chuyện buồn ở một trường, một huyện hay một tỉnh nữa mà đó là thực tế đang diễn ra gần như ở toàn ngành Giáo dục, từ thành thị đến nông thôn, thưởng Tết cho giáo viên đang được biết đến như một khái niệm quá xa vời.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân luôn trăn trở chuyện thưởng Tết cho giáo viên.
Thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình – Hà Nội) cho biết: “Đến thời điểm này, trường đã có kế hoạch thưởng Tết cho giáo viên về vui xuân với gia đình. Tuy nhiên, thưởng Tết cho giáo viên năm nay chả đáng là bao nhiêu. Quà cho giáo viên năm nay cũng như mọi năm thôi, chút bánh kẹo, chai rượi. “Lì xì” Tết thì không đáng bao nhiêu, chúng tôi không muốn bàn đến ở đây…”.
Thầy Nguyễn Văn Tráng, Hiệu trưởng trường THCS Thái Hoà, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc tâm sự: “Gọi là thưởng Tết cho giáo viên chứ thực ra chỉ là một món quà nhỏ để động viên, khích lệ tinh thần cho các đồng nghiệp khi năm hết Tết đến và cũng là để gọi là có chút mừng năm mới mà thôi”.
Cô giáo Mai Thuý Huệ, giáo viên trường một trường mầm non ở Mỹ Đình chia sẻ: “Hơn 10 năm làm nghề giáo viên, chưa năm nào tôi được cầm tiền thưởng Tết cho bằng bạn, bằng bè cả. Năm nay là năm chúng tôi được thưởng cao nhất cũng chỉ được 1 triệu đồng. Mà với 1 triệu này thì biết làm gì cơ chứ. Lương hàng tháng đã thấp, chẳng đủ chi phí sinh hoạt cá nhân thì nói gì đến lo cho gia đình”.
Lý giải cho thực tế trên, thầy Tráng cho biết: Hiện nay, các trường trong hệ giáo dục phổ thong đều hoạt động theo nguồn kinh phí phân bổ của ngân sách địa phương nên hầu như không có khoản tiền nào dư dả cả. Nguồn kinh phí này được tính toán dựa trên bản kế hoạch thu chi của trường trong năm và không có khoản nào được gọi là tiền thưởng Tết cả. Cuối năm, nếu địa phương cho được đồng nào thì cho chứ không thì thưởng Tết là không có. Nếu có thì cũng chỉ là một khoản ít ỏi được trích ra từ quỹ của Công đoàn trường mà thôi.
Nỗi buồn thưởng Tết của giáo viên không mới khi mà năm 2009, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phải viết thư gửi toàn ngành Giáo dục, trong đó có đoạn viết: “Tôi cảm thấy rất băn khoăn khi ngày Tết đến. Trong khi nhiều doanh nghiệp có thể thưởng hàng triệu đồng cho người lao động, thì gần một triệu thầy cô giáo mầm non và phổ thông không có thưởng Tết”.
Quả thật, trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, chuyện tự thu tự chi, tự hoạch định kinh tế là điều hết sức bình thường nhưng với giáo dục thì phải được xem là ngoại lệ. Nghề giáo là một nghề cao quý và được nhìn nhận là nền tảng cho sự phát triển xã hội, là nguồn gốc trí tuệ của đất nước.
Vậy nên, chúng ta cần phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, đặc thù với các thầy cô đang ngày ngày ươm những mầm non cho đất nước.
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar