Chăn nuôi trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa phùn kéo dài, nhưng trang trại
rất sạch sẽ và đặc biệt không có mùi hôi.
Trang trại có quy mô khá hiện đại với hơn 2.000 con lợn, gà. Bà chủ Bùi Bích Liên cho biết, vật nuôi tại đây được nuôi theo tiêu chí không sử dụng chất tăng trọng, tạo nạc hay kháng sinh. Thức ăn hoàn toàn tự nhiên như ngô, sắn, khoai..., thuốc chữa bệnh được bào chế từ các loại cây, củ dân dã như tỏi, gừng, ớt, sả...
Nền chuồng lợn sử dụng đệm lót sinh học mùn cưa và một loại men vi sinh vật có ích.
Người nuôi không cần dọn phân hay rửa chuồng.
Theo nhân viên trang trại, phân chuồng không có mùi hôi, do đã được một loại
vi sinh khống chế sự lên men.
Lợn được đánh số thứ tự để tiện theo dõi trong quá trình chăn nuôi.
Những con gà được đeo kính đỏ. "Sống trong môi trường an toàn, sạch và hoàn toàn thiên nhiên, vật nuôi rất thân thiện với người. Mỗi loài sẽ có một chế độ chăm sóc riêng biệt, sao cho chúng luôn có cảm giác thoải mái, tránh tình trạng stress", anh Đức, nhân viên trang trại chia sẻ.
Việc đeo kính cho gà được nhân viên trang trại giải thích: để tránh chúng mổ
nhau hoặc làm vỡ trứng.
Gà con phát triển đồng đều với tỷ lệ bệnh dịch chỉ 1-2%.
Theo tính toán của chủ trang trại, chăn nuôi heo theo mô hình này giảm được chi phí sản xuất bình quân 600.000 đồng mỗi con trong một chu kỳ (7-8 tháng). Ngoài ra, trang trại tiết kiệm đến 80% lượng nước trong chăn nuôi, hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường. Phân lót chuồng còn được tận dụng để trồng rau, quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.