Sau 2 ngày xảy ra sự việc, người tài xế điều khiển chiếc xe giường nằm “đấu đầu” xe cứu hỏa ở cao tốc Pháp Vân lần đầu lên tiếng.
![]() |
|
Đã 2 ngày xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng trên cao tốc Pháp Vân, khi chiếc xe khách giường nằm đâm trực diện vào chiếc xe cứu hỏa đi ngược chiều. Vụ tai nạn đã khiến 1 chiến sĩ cảnh sát tử vong và 10 người khác bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Là người trực tiếp điều khiển chiếc xe khách giường nằm chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hóa đâm vào xe cứu hỏa, anh Đỗ Hùng Mạnh (38 tuổi) đến giờ vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh Mạnh cho biết sự việc diễn ra rất nhanh, chỉ trong tích tắc.
Vụ tai nạn diễn ra quá nhanh khiến tài xế không kịp xử lý.
Từ ngày xảy ra vụ tai nạn, anh Mạnh cũng đã nhận được nhiều câu hỏi của mọi người: Tại sao không đánh lái để tránh va chạm xảy ra? Theo lý giải của anh Mạnh, anh phát hiện ra chiếc xe cứu hỏa ở khoảng cách rất gần, trong đầu anh cũng đã nghĩ đến chuyện đánh lái để tránh va chạm.
Tuy nhiên, thời điểm đó trời mưa và đường trơn, trên xe có khoảng 40 hành khách, nếu đánh lái xe có thể sẽ bị lật và gây nguy hiểm cho rất nhiều người và các phương tiện đang lưu thông cùng chiều, vì thế anh Mạnh không dám đánh lái.
“Hôm đó là cuối tuần, lưu lượng người tham gia giao thông đông, các xe khác cũng chở đông người, nếu tôi đánh lái tránh xe cứu hỏa thì có thể sẽ gây ra vụ tai nạn liên hoàn và chắc chắn số lượng người thương vong sẽ nhiều hơn”, anh Mạnh lý giải.
Do đường trơn và nhiều phương tiện lưu thông nên anh Mạnh đã không đánh lái.
Cũng theo thông tin từ tài xế xe khách này, thời điểm xảy ra tai nạn dù đoạn đường cho phép chạy 100km/h, nhưng anh chỉ đi với vận tốc khoảng 85km/h. Anh Mạnh đã theo nghề lái xe được 14 năm và lái xe khách tuyến Thanh Hóa – Hà Nội đã 8 năm nay, mỗi ngày 2 lượt. “Dù có kinh nghiệm lái xe, nhưng chưa bao giờ tôi gặp tình huống như hôm xảy ra tai nạn. Thật sự, tai nạn đến quá bất ngờ, không ai mong muốn điều đó xảy ra.
Tôi chắc chắn bất cứ tài xế nào ở trong tình huống của tôi cũng khó xử lý, khó tránh được vụ tai nạn. Mình chỉ dựa vào kinh nghiệm, xử lý sao cho ít thương vong nhất...", anh Mạnh nói.
Trước đó, khoảng 16h28 ngày 18/3, tại Km193 trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn giữa một xe cứu hỏa và xe khách giường nằm.
Vào thời điểm trên, xe khách giường nằm lưu thông trên cao tốc hướng từ Hà Nam về Hà Nội. Khi đi tới km 193, xe khách bất ngờ đấu đầu xe cứu hỏa chạy ngược chiều.
Cú đâm mạnh đã khiến xe giường nằm biến dạng, còn xe cứu hỏa quay ngang đường. Vụ tai nạn làm chiến sĩ 1 PCCC tử vong, 10 người khác bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Đây là tỉnh biên giới miền Nam sẽ vào top giàu nhất Việt Nam sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về mức tiền thưởng cho người lao động trong dịp lễ 30/4-1/5
-
Cận kề kỳ nghỉ lễ 5 ngày: Đây là thủ tục và những loại đồ vật bị cấm khi đi máy bay, ai cũng nên biết để tránh rắc rối
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này




-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức