Vừa cưới được 1 ngày, mẹ chồng tôi đã lân la hỏi xem trước khi cưới bố mẹ tôi cho gì và ngỏ ý muốn “giữ hộ” chỗ của hồi môn của tôi.
![]() |
|
Tôi là một cô gái nông thôn, nhà tôi cũng không quá giàu nhưng cũng không quá khó khăn. Bố mẹ tôi đã cố gắng hết sức để lo cho tôi được bằng bạn bằng bè. Ở làng tôi, các thanh niên thường đi làm công nhân trong các nhà máy ngay khi tốt nghiệp trung học. Trong khi đó, bố mẹ tôi luôn động viên anh em tôi đi học đại học để có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ dạy chúng tôi không ngừng ước mơ để phấn đấu vươn lên và đạt được những điều mình mong muốn.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đi làm và gặp chồng tôi bây giờ. Chồng tôi ban đầu làm ở bên cung cấp nguyên liệu cho công ty tôi. Tôi gặp anh nhiều lần vì lý do công việc. Ban đầu, tôi không ưa gì anh ấy cũng như cách làm việc cứng nhắc của anh. Nhưng dần dần sau nhiều lần hợp tác, chúng tôi hiểu biết hơn về nhau và yêu nhau lúc nào không hay.
Mẹ chồng đòi con dâu đưa của hồi môn. Ảnh minh họa
Mặc dù chồng tôi là trai thành phố nhưng điều kiện gia đình anh cũng chẳng mấy khá giả. Anh sống trong 1 căn nhà nhỏ với diện tích chừng 20m2, khá chật chội nếu 1 gia đình 3 thế hệ cùng chung sống với nhau. Mẹ anh ở nhà nội trợ, bố anh là kỹ sư điện đã nghỉ hưu. Cả nhà sống chủ yếu nhờ lương của anh và lương hưu của bố nên mọi chi tiêu khá eo hẹp.
Tuy nhiên, mẹ chồng tôi lại luôn nghĩ rằng họ là người thành phố nên có gì sang trọng, cao siêu hơn những người dân nông thôn chúng tôi. Bà luôn nghĩ rằng tôi có phúc lớn lắm mới được làm dâu thành phố, có hộ khẩu thành phố. “Cái Lan (tôi) đúng là số may mắn, ra thành phố học, làm việc, lại lấy được chồng thành phố chứ mẹ thấy đầy người chẳng bon chen ở lại phải ngậm ngùi về quê sống”, mẹ chồng tôi mỉa mai.
Tuy cảm thấy chạnh lòng, tủi thân vì cách đối xử này nhưng tôi nghĩ đã làm dâu thì phải tôn trọng mẹ chồng, gia đình chồng và cư xử sao cho phải phép.
Nhưng ai biết được, sau ngày cưới của tôi 1 ngày, mẹ chồng tôi đã gõ cửa, lân la hỏi han rồi nằng nặc đòi tôi trao lại của hồi môn “để mẹ giữ, mày không biết giữ để lung tung lại mất”.
Nghe những lời của mẹ chồng, tôi thấy có gì đó nghèn nghẹn ở cổ. Khi thấy mẹ chồng hỏi, tôi mỉm cười đưa sổ đỏ đứng tên miếng đất ở quê bố mẹ tôi cho để bà thấy. Xem xét một hồi, mẹ chồng tôi chắc cũng “cạn lời”, không biết nói gì và đưa lại cho tôi hết chỗ giấy tờ. Từ đó, tôi không thấy mẹ chồng hỏi gì về của hồi môn hay tiền của tôi nữa. Mấy ngày nay, tôi cũng thấy cuộc sống ở nhà chồng bớt căng thẳng, đơn giản và dễ thở hơn nhiều. Dù rằng, việc chật chội, bất tiện khiến tôi chỉ mau chóng mong được ra ở riêng cho thoải mái.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Kết hôn với 3 kiểu phụ nữ này quả thực là 'thảm họa', hôn nhân lựa nhầm người, cả một đời thống khổ
-
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Đằng sau sự tan hoang của người đàn ông là người phụ nữ'
-
5 thói quen xấu sẽ khiến não trẻ ngày càng kém thông minh! Hãy xem con bạn có mắc phải thói quen nào không?
-
Bố chồng cho con dâu 2 tỷ tiền tiết kiệm cùng sổ lương hưu, em chồng 'nhảy dựng' lên nhưng phải im lặng khi nghe câu này


-
Phụ nữ có đặc điểm này không chỉ tụ tài mà còn vượng phu ích tử giúp gia đình hưng thịnh
-
Hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam: Tuổi đời hơn 200 triệu năm, được ví như ‘viên ngọc xanh của nhân loại’
-
Công an cảnh báo: Khi nhận thông báo phạt nguội tuyệt đối không được làm theo yêu cầu này kẻo mất tiền oan


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025