Thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu
hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.
Nếu ăn cơm nguội thừa chứa bacillus cereus sẽ xuất hiện các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài. Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong.
Cơm nguội dù về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, đã được rang hoặc hâm nóng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm bởi như đã nói ở trên,vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ.
Bao tử sẽ không kịp phát triển nếu ăn cơm nóng ăn ngay sau khi nấu. Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều.
Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa.
Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.
Bọc thức ăn còn lại bằng màng bọc thực phẩm
Những thực phẩm đã được chế biến có hàm lượng mỡ, nhiều gia vị nên khi tiếp xúc với màng bọc thực phẩm sẽ làm cho những thành phẩm hóa học từ màng bọc thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra các phảm ứng hóa học hây hại cho sức khỏe.
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc
Nhiều bà nội trợ có thói quen là khi hâm nóng thức ăn vẫn để màng bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng. Đây là một thói quen tai hại vì màng bọc có chứa nhiều chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ làm cho chúng tan chảy và biến thành chất ung thư vô cùng nguy hiểm.
Ngay cả những hộp đựng thức ăn bằng nhựa không đảm bảo chất lượng cũng được khuyến cáo vì chúng không chịu được nhiệt độ cao của lò vi sóng.
Không đậy kín thức ăn thừa trước khi cho vào tủ
Sau mỗi bữa ăn bạn thường cho cả đĩa thức ăn thừa vào tủ lạnh. Đó là một nhầm tưởng phổ biến ở nhiều người. Các chén nước mắm hay đồ kho được đẩy vào trong tủ lạnh mà không che đậy dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi khó chịu cho tủ lạnh nhà bạn.
Ngăn mát của tủ lạnh chỉ làm vi khuẩn ngưng hoạt động chứ không hẳn tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, chính vì vậy việc không đậy nắp thức ăn thừa là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Cách chế biến đồ ăn còn lại thành món khác
Cơm nguội khi hâm nóng thường sẽ bị cứng hoặc không còn dẻo thơm nữa, thậm chí bị hiện tượng "hồ hóa" không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì thế hãy biến tấu bằng cách cho nước và nấu thành món cháo thông thường.
Thịt thừa: Cách dễ nhất hãy xé nhỏ thịt thừa sau đó trộn với rau củ tươi làm thành món trộn. Nếu trong nhà có trẻ con có thể chuyển thịt thừa thành món chà bông để có thể kết hợp ăn với các món khác.
Các món cá chiên rán sau khi hâm nóng sẽ luôn bị cứng và mất mùi thơm ngon, nhưng ta chỉ cần cho thêm ớt, cà rốt thái chỉ, xì dầu, đường và chút hành gừng sốt lên là bạn có một món mới thơm ngon.