Phương Tây đồng ý nối lại đàm phán với Iran

Hôm qua, lần đầu tiên trong vòng hơn 1 năm qua, các cường quốc trên thế giới tuyên bố họ sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán trực tiếp với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Bà Catherine Ashton, Cao ủy về an ninh và ngoại giao của Liên minh châu Âu, thay mặt cho Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức chấp nhận đề nghị của Iran tái đàm phán vấn đề hạt nhân.

“Tôi đã đề nghị xúc tiến này các cuộc đàm phán với Iran về vấn đề hạt nhân”, bà Catherine Ashton, Cao ủy về an ninh và ngoại giao của Liên minh châu Âu, phát biểu thay mặt cho Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức về vấn đề Iran.

“Chúng tôi hi vọng rằng Iran sẽ bước vào quá trình đối thoại có tính xây dựng mà sẽ đem lại những tiến bộ thực sự”, bà phát biểu.

Việc tái khởi động đàm phán sẽ dỡ bỏ sức ép ngày càng tăng do Israel đang nhăm nhe dùng biện pháp tấn công quân sự đối với Iran. Nhưng quyết định này cũng có rủi ro của nó. Các cuộc đối thoại trực tiếp sẽ giúp các nhà đàm phán Iran khai thác và khoét sâu sự khác biệt giữa các quốc gia. Nếu đàm phán thất bại thì có khả năng sẽ dẫn đến các cuộc tấn công quân sự.

Các cuộc đàm phán được tái khởi động nhanh chóng khi cả 6 quốc gia đều đồng ý tham gia. Nhưng đó là phần dễ dàng nhất. Một quan chức cấp cao của Pháp cho rằng mong mỏi tránh một cuộc đối đầu quân sự sẽ khiến một vài bên có thái độ mềm mỏng hơn với Iran và sẽ coi những

“Về mặt chiến thuật, cách tốt hơn để chia rẽ kẻ thù là tỏ ra thân thiệt và nồng nhiệt với một vài thành phần trong số kẻ thù”, Henning Riecke, một chuyên gia và an ninh châu Âu, nhận xét.

Một quan chức Pháp mô tả bức thư đề nghị tái khởi động các cuộc đàm phán là “mơ hồ” và cho rằng nó đề cập đến “nhiều vấn đề hạt nhân khác nhau” chứ không đề cập cụ thể đến vấn đề làm giàu uranium.

“Chúng tôi không muốn lãng phí thời gian đàm phán với người Iran về chi phí quốc tế của hạt dẻ”, vị quan chức này nói.

Thời gian là điều quan trọng đối với các nhà đàm phán bởi lẽ nhiều người lo ngại rằng nếu các cuộc đàm phán bị ngừng lại thì Iran sẽ có thêm thời gian để tiếp tục các hoạt động làm giàu hạt nhân trong lòng đất để sản xuất một quả bom.

Phương Tây không lạc quan mấy rằng các cuộc đàm phán sẽ đem lại những đột phá lớn, chưa nói gì đến việc bắt Iran dừng tham vọng hạt nhân của mình.

Ông Guido Westerwelle, ngoại trưởng Đức đã cảnh báo các quan chức Iran không được khiến các cuộc đàm phán bị gián đoạn.

Ông cho rằng Iran sẽ chỉ làm tổn hại lợi ích của chính mình nếu “dùng chiến thuật để dành thêm thời gian”.

Tuy nhiên, trong khi tình hình căng thẳng do lo ngại Israel tấn công Iran thì bất kì tiến bộ nào đều được hoan nghênh.

“Phương án sử dụng các lệnh cấm vận của chúng tôi đã tỏ ra đúng đắn, chúng không nhằm tới dân thường mà nhằm thay đổi cách tiếp cận của Iran về vấn đề hạt nhân”, một quan chức Liên minh châu Âu nhận xét.

“Chúng tôi không muốn đàm phán chỉ để đàm phán. Chúng tôi muốn các kết quả cụ thể. Đây là các cuộc đàm phán rất, rất là quan trọng và chúng tôi không muốn chúng gặp thất bại”, ông này nói.

Một quan chức kì cựu khác của Pháp cho rằng Hoa Kỳ và Pháp có “cách tiếp cận giống y như nhau” về vấn đề này.