Không chỉ là những thầy cô giáo đứng lớp, những vị hiệu trưởng của các ngôi trường nổi tiếng ở Thủ đô cũng khiến học trò “mê mẩn”.
3 thầy hiệu trưởng nổi tiếng khiến các teen "mê mẩn" |
Thầy hiệu trưởng “siêu kute”
Thầy Thái Văn Bình, Hiệu trưởng trường chuyên Nguyễn Huệ
Nói tới trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), không ít học trò sẽ nhắc ngay tới thầy Thái Văn Bình, hiệu trường nhà trường.
Thầy Bình nổi tiếng là người gần gũi với học trò và cũng rất “kute”. Thậm chí, trên mạng xã hội Facebook, có học trò yêu mến thầy đã lập hội “Phát cuồng vì độ kute “đáng sợ” của thầy Thái Văn Bình”.
Bạn Đặng Ngân, cựu học sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ kể: "Mình còn nhớ, có hôm thầy cho lớp chuyên toán một bài toán rất chi là khó... xác định khó hay không, rồi gọi lần lượt từng đứa lên làm cả lớp đứng tim.
Từng bạn nam lên và ngậm ngùi ra về vì không giải được, lại còn ôm theo điểm 4. Cuối cùng thì thầy cũng giãn lông mày vì lớp trưởng gan dạ xung phong lên làm, và kết luận đề sai sau khi lâm vào bế tắc".
Không chỉ có những lời ca ngợi và tình cảm chan chứa, các học trò cũ còn tranh thủ tiết lộ những “tật xấu” của thầy.
Học trò cũng mách tội thầy Bình hay nóng tính, hay ra những đề toán hóc búa cho học trò những khi thầy cao hứng. Bên cạnh đó, thầy cũng rất nghiêm khắc với những trò đùa nghịch, quậy phá của các nam sinh.
Thầy hiệu trưởng "lắm chiêu" trường THPT Việt Đức
Thầy Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng trường THPT Việt ĐứcHọc trò gọi thầy Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng trường THPT Việt Đức – Hà Nội là "thầy hiệu trưởng lắm chiêu".
Nguyên nhân là thầy từng hẹn với học sinh toàn trường lên mạng trò chuyện vào chủ nhật hàng tuần, ra sân chơi bóng rổ cùng học sinh, lại còn sẵn sàng nhảy với teen 12 khi mùa chia tay đến.
Thầy Bình chia sẻ: “Những cuộc nói chuyện thú vị cùng học sinh đã thay đổi nhận thức của tôi rất nhiều. Có lần, tôi trách các em sao để sân trường và lớp học nhiều rác thế, các em chất vấn: "Vậy xin thầy hãy trả lời, thùng rác ở đâu".
Bên cạnh đó, sân trường và vỉa hè lớp học nhiều chỗ lồi lõm khiến các em bị vấp ngã. Ngay sau đó, tôi đã nhận lỗi với toàn trường trong giờ sinh hoạt chung, và lập tức tiến hành mua thêm thùng rác, lát lại sân trường, vỉa hè”.
Cuối năm học vừa rồi, thầy Bình được teen Việt Đức mời vào nhảy flashmob dưới mưa, thầy không nề hà mà đã vào nhảy cùng các bạn ấy khiến thầy trò đều ướt đầm đìa. Một hành động mà ít thầy hiệu trưởng nào làm được.
Hình ảnh thầy hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình nhún nhảy cùng học trò ở trường Việt Đức khi Phương Anh "Xương thủy tinh" đứng trên sân khấu hát trong ngày khai giảng
Thầy Bình nhớ lại: “Tôi thấy nhảy Flashmob rất ấn tượng, tôi cũng tham gia tập với các em. Cả điệu nhảy đó và đêm chia tay khối 12 năm nay của trường tôi đều diễn ra dưới cơn mưa nặng hạt.
Tối hôm đó, tôi được các em mời vào nhảy cùng, thầy trò đều ướt đầm đìa, và tôi đã nói: "Những cuộc chia tay dưới mưa để lại rất nhiều kỷ niệm, nhưng hầu hết là cuộc chia tay giữa hai người. Cuộc chia tay lớn của thầy trò mình hôm nay rất hiếm có, sẽ lãng mạn hơn, đáng nhớ hơn, giúp chúng ta gắn kết với nhau hơn".
Vị hiệu trưởng “lắm chiêu” này cũng kể khi trường Việt Đức tham gia thí điểm cấm xe máy, một số em vẫn cố tình đi nhưng gửi giấu ở các ngõ xa trường. Thầy đi ngang qua đúng lúc, thế là nhớ số xe và mặt của học sinh. Thầy đã chờ các em ở trường để nhắc nhở, mà học sinh không lý giải được tại sao thầy biết.
“Tuy nhiên, trong tôi vẫn có nhiều suy nghĩ về hình thức xử lý các vi phạm của học sinh. Nhiều em hành động bột phát, trẻ con, thiếu suy nghĩ. Vậy nên trong nội quy nhà trường có điều chỉnh lại, là nếu trong học kỳ đó, học trò có tiến bộ (theo xác nhận của thầy cô chủ nhiệm) thì sẽ được xóa "án" hoặc hạ mức kỷ luật” - Vị hiệu trưởng này tâm sự.
Chia sẻ về bản thân mình, thầy cho biết những lúc rảnh rỗi thầy cũng ngồi một mình, thở điều hòa và tập trung suy nghĩ. Thầy Bình cũng rất thích đọc sách, nhất là những cuốn sách về tâm lý sư phạm, cách ứng xử với con người.
Hiệu trưởng trường Ams luôn sát cánh với học sinh
Đã nhiều năm thầy Phạm Văn Đại làm hiệu trưởng, nhưng thế hệ học sinh Ams nào cũng ca ngợi về thầy hiệu trường xì tin của trường mình.
Thầy từng khiến các Amser tự hào khi nhận xét về học sinh trường mình theo cách riêng của thầy như: “Các em học rất giỏi. Tôi thấy các em đi đâu mặt cũng nhìn thẳng, trán hơi dô, tôi nghĩ đó là do các bạn rất tự tin! Tôi thích cách nói chuyện và đặt câu hỏi của học sinh trường này, rất thông minh…” hay “Tôi nhận thấy rằng học sinh Ams đi chơi, hay giao lưu quốc tế không bao giờ thấy co cụm.
Các em hòa đồng và luôn thể hiện sự mạnh mẽ. Đó là do tự bản thân các em có một nội lực rất tốt. Nhưng đôi khi tôi cũng thấy hơi tự tin quá!”.
Thầy Phạm Văn Đại, hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam
Ngày nào thầy Đại cũng đi dạo quanh trường để quan sát học sinh của mình, xem tình hình các em học thế nào. Thầy cũng vào các lớp dự giờ rất nhiều để điều chỉnh được hoạt động dạy học của trường mình.
Thầy cũng tự nhận mình có nhiều kỉ niệm đặc biệt với học trò lắm. “Các em có thể lên phòng Hiệu trưởng bất cứ khi nào tôi ở trường. Các em thường xin ý kiến, trình bày ý tưởng tổ chức chương trình này kia, thậm chí các em thích phỏng vấn, trò chuyện với tôi để nghe tôi chia sẻ những cảm xúc của tôi về các em và về trường. Tôi rất trân trọng những buổi gặp như thế”.
Thầy Phạm Văn Đại luôn đồng hành cùng những học sinh của trường trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế
Không chỉ gắn bó với các em học sinh trong những hoạt động tập thể trong trường lớp, thầy Đại cũng là người thường xuyên đồng hành cùng các em học sinh giỏi trong các kỳ thi Quốc tế hay châu lục.
Được đi cùng với người thầy giáo đáng kính của mình, không ít học sinh của trường đã thêm vững tâm để giành các Huy chương Vàng, Bạc, Đồng quốc tế về cho đất nước.
Những vị hiệu trưởng đặc biệt nhất Thủ đô.
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM