Những sai lầm khi dùng nước rửa chén, bát mà nhiều người trong chúng thường mắc phải vô tình sẽ làm tổn hại tới sức khỏe.
![]() |
|
Những sai lầm khi dùng nước rửa chén, bát
Bạn có thói quen đổ nước rửa chén, bát trực tiếp lên bát đĩa, hoặc ngâm bát đĩa trong bồn nước có dung dịch rửa chén quá lâu... Có những lý do liên quan tới sức khỏe có thể khiến bạn muốn dừng ngay cách rửa chén, bát mà bạn vẫn thường làm.
Những sai lầm khi dùng nước rửa chén, bát mà nhiều người thường mắc phải.
Đổ nước rửa chén, bát trực tiếp lên chén, bát
Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.
Vì thế lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.
Dùng quá nhiều nước rửa chén, bát
Nhiều người cho rằng nếu bát đĩa quá bẩn, cho nhiều nước rửa bát sẽ nhanh sạch. Tuy nhiên, khi cho quá nhiều nước rửa bát khi rửa dù có tráng với nước nhiều lần vẫn không sạch hết được.
Không đeo găng tay khi rửa chén, bát
Trong nước rửa bát có rất nhiều loại hóa chất, nên khi rửa cần đeo găng tay. Vì da tay rất nhạy cảm, nếu không sử dụng găng tay khi rửa bát có thể gây ra các bệnh về da như, ăn tay, nấm…
Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén, bát quá lâu
Đừng thấy chén đĩa quá dơ mà bạn nghĩ rằng phải ngâm chúng trong nước tẩy pha loãng qua một đêm mới sạch hết được. Thực chất thời gian ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch tẩy rửa càng lâu thì nguy cơ các hóa chất đó ngấm vào chén đĩa càng cao. Thậm chí đối với các loại đũa, muỗng làm bằng chất liệu dễ thấm như tre hoặc gỗ khi đã ngấm hóa chất thì không thể tẩy rửa sạch được.
Mua nước rửa chén, bát trôi nổi không rõ nguồn gốc
Nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì các sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn. Lý do là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng. Hơn nữa do được pha chế tùy tiện nên trong quá trình "cộng gộp" các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh các độc tố khác.
Nhiều người nghĩ rằng tác hại của hóa chất chỉ khiến da tay khô ráp hơn. Song một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy, các chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp. Hệ quả là làm da mỏng đi, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến ung thư da và một số bệnh nguy hiểm khác.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
Tại sao người giàu lại thích 'giả nghèo'? Chiêu ứng xử đầy toan tính chỉ người thông minh mới hiểu
-
3 buổi tụ họp 'lợi ít, hại nhiều', kẻ dại dột cứ rủ là đi, người khôn ngoan không bao giờ đến
-
Meso trẻ hóa da - “Thần dược” giúp bạn trở lại tuổi thanh xuân
-
Người thành công, giàu có thường hiểu rõ 'Định luật cá sấu', nó nghĩa là gì?




-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?