Những địa điểm nóng nhất trên thế giới

Những địa điểm nóng nhất trên thế giới thực sự có nhiệt độ rất cao. Con người rất khó sinh sống ở những địa điểm nóng nhất thế giới này.

Dallol, Ethiopia

Dallol, Ethiopia là một trong những địa điểm nóng nhất thế giới

Thị trấn Dallol ở Ethiopia giữ kỷ lục về việc có nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất từng được ghi nhận. Từ năm 1960 đến năm 1966 nơi đây có nhiệt độ trung bình khoảng 34,4 độ C. Hiện nay, Dallol là một ‘thị trấn ma’. Tuy vậy, vào những năm 1960 đây là một nơi khai thác dầu mỏ. Dallol chính là một trong những địa điểm nóng nhất thế giới.

Tirat Zvi, Israel

Tirat Zvi nằm gần sông Jordan. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ánh nắng mùa hè. Trong tháng 6 năm 1942, nơi đây ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 53,8 độ C. Để tránh khỏi nắng nóng, người dân nơi đây thường trồng cây xung quanh nhà để lấy bóng râm.

Timbuktu, Mali

Timbuktu ở giữa tuyến đường thương mại cổ Sahara. Mặc dù ngày nay nơi đây vẫn có lượng dân số ổn định cũng như là địa điểm các nhà khảo cổ rất hay tìm đến nhưng nhiệt độ của nó thì thực sự khủng khiếp. Nhiệt độ cao nhất ở Timbuktu từng vượt quá 54 độ C.

Kebili, Tunisia

Kebili là một ốc đảo sa mạc ở miền Trung Tunisia. Nơi đây có nhiệt độ cao khủng khiếp và rất may vẫn có những cây cọ cũng như nước để làm mát. Có thời điểm, nhiệt độ ở Kebili đã vượt quá 55 độ C.

Rub 'al Khali, bán đảo Ả Rập

Rub 'al Khali là một khu vực chiếm khoảng 1/3 bán đảo Ả Rập. Khu vực này có địa phận của các nước Saudi Arabia, Oman, Yemen và UAE. Có thời điểm, nhiệt độ nơi đây đã lên tới khoảng 56,1 độ C. Nơi đây đặc biệt nắng nóng còn do có lượng mưa hàng năm rất thấp.

Death Valley, Hoa Kỳ

Nằm ở sa mạc Mojcave ở California (Mỹ), Death Valley là nơi thấp nhất, khô nhất, nóng nhất khu vực Bắc Mỹ và giữ kỷ lục thế giới cho nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được trực tiếp là khoảng 56,6 độ C.

Dãy núi Flaming, Trung Quốc

Dãy núi Flaming nằm trong khu vực núi Tian Shan ở Tân Cương, Trung Quốc. Mặc dù nơi này không có trạm thời tiết để đo nhiệt độ trực tiếp nhưng một vệ tinh của NASA vào năm 2008 đã đo được nhiệt độ bề mặt ở đây là khoảng 66,6 độ C.

Queensland, Úc

Năm 2003, một năm hạn hán đặc biệt nghiêm trọng ở Úc do ảnh hưởng của El Nino năm 2002, vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ mặt đất ở vùng Queensland là khoảng 68,8 độ C.