Những cái chết lãng xẹt nhất mọi thời đại (Kỳ 1)

Cuộc đời đầy tài năng, vinh quang và oanh liệt, nhưng cái chết của họ lại được ghi nhận như những tai nạn khó tin và hi hữu nhất trong lịch sử.

Kỳ 1: Những cái chết của những người nổi tiếng trong lịch sử.

Sinh lão bệnh tử, quy luật của cuộc sống có sinh thì ắt phải có tử, cái chết không loại trừ bất cứ ai và cũng có rất nhiều những nguyên nhân khiến cho con nguời không hiện hữu trên thế gian.

Thiền Vu Đế quốc Hung Nô, nhà thơ lớn nhất thời nhà Đường - Lý Bạch, vua Italy Umberto Đệ nhất, nhà soạn nhạc lỗi lạc người Pháp Jean-Baptiste Lully hay chính trị gia Clement Vallandigham đều là những con người khét tiếng trong các lĩnh vực và thời đại khác nhau. Họ là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nhân loại song cái chết lại quá đối ngược với cuộc đời đầy oai hùng đó - chính điều này mang đến cho họ những cái chết được coi là lãng xẹt nhất mọi thời đại.

1.  Cái chết lãng xẹt trong đêm tân hôn

Attila được coi là Thiền vu của Đế quốc Hung Nô, người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của người Hung trải dài từ Đức đến sông Ural, rồi từ sông Danube tới biển Baltic. Ông được coi là chiến binh lừng lẫy, một bạo chúa khát máu nhất trong lịch sử. Thế nhưng, cái chết của Attila lại không phải ngoài chiến trường mà là trên giường, ngay trong đêm động phòng, kết thúc số phận một cuộc hôn nhân chưa kịp “khai sinh”.

Cái chết định mệnh của Attila được ấn định khi kết hôn với nàng Ildico xinh đẹp. Vẻ đẹp quyến rũ mê hoặc chết người của Ildico đã làm cho ông cảm thấy mình quá hạnh phúc khi được sở hữu nàng. Trong đêm tiệc cưới do quá phấn khích không kiềm chế được mình, ông chìm đắm trong men say cùng sơn hào hải vị. Vì quá say nên ông cũng không để ý đến nhiều lúc trong bữa tiệc ông có bị chảy máu cam. Và sáng hôm sau, trên giường tân hôn, Attila nằm chết ngạt trên vũng máu của chính mình, kết thúc cuộc đời một chiến binh đầy oanh liệt.

2. Chết vì quá yêu... trăng

Trong văn thơ từ cổ chí kim, ánh trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ. Và trong số những nhà thơ viết về trăng hay nhất phải kể đến Lý Bạch (701-706), một thi sĩ lãng mạn đời Đường. Đối với Lý Bạch  trăng luôn xuất hiện ở mọi chỗ, trong mọi hoàn cảnh, khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn, có khi hùng tráng... Ánh trăng trong thơ Lý Bạch mang vẻ đẹp bình dị như người bạn thân thiết, kẻ đồng hành trên từng bước đường phiêu bạt nay đây mai đó của ông. Vầng trăng hiểu mọi tâm tình nhà thơ, gần gũi cảm thông và chia sẻ cùng ông những nỗi u uất những tâm sự thầm kín. Nó phản ánh tâm hồn phong phú, lãng mạn, sâu đậm tình người của ông. Vầng trăng thực sự đã trở thành nguồn cảm tác, trở thành linh hồn thơ của Lý Bạch.

Có lẽ chính tình yêu đó nên Lý Bạch nguyện chết cùng... trăng. Và trong một đêm xuôi dòng theo dòng sông Dương Tử, Lý Bạch lao xuống dòng sông để ôm trọn "tình yêu" của mình. Cái chết của Lý Bạch được coi là cái chết lãng mạn nhất của một thi sỹ yêu trăng.

3. Bí ẩn cái chết do quá giống vua

Vào ngày 28/6/1900, vua Italy Umberto Đệ nhất đã “vô tình” dùng bữa tối tại một nhà hàng ở thành Monza. Umberto Đệ nhất đã vô cùng sửng sốt khi thấy ông chủ nhà hàng có diện mạo giống hệt mình và cũng tên là Umberto. Người chủ quán này có ngày sinh tháng đẻ và cả năm sinh đều cùng giống hoàng đế, đó là ngày 14/3/1844, còn tên vợ người chủ nhà hàng này cũng trùng tên với vợ vua là Margherita, cùng tổ chức lễ cưới vào cùng một ngày giống nhau là ngày 22/4/1966 và cả hai đều có người con trai đầu lòng tên là Vittoria.

Vua Italy Umberto Đệ nhất

Năm 1866, cả hai đều được gắn huy chương. Thời gian này chủ quán Umberto phục vụ trong quân đội còn vua Umberto cũng phục vụ trong quân đội với cấp bậc đại tá.

Năm 1870 cả hai người đều được thăng chức. Chủ quán Umberto lên chức trung sĩ còn vua Umberto lúc đó lên chức tổng tư lệnh quân đội.

Vì quá bất ngờ và tức giận với một thường dân giống mình đến thế, Umberto Đệ nhất đã ra lệnh bắn chết ông chủ nhà hàng này. Tuy nhiên, chỉ mấy giờ sau, Umberto Đệ nhất cũng băng hà.

4. Chết vì bản thánh ca

Năm 1687, nhà soạn nhạc lỗi lạc người Pháp Jean-Baptiste Lully là một trong những đại diện tiêu biểu cho nền âm nhạc thời kì Baroque của Pháp. Ông vừa là nhà soạn nhạc, chỉ huy, nghệ sĩ biểu diễn violon và clavecin. ông người sáng lập trường phái Violon Pháp, trường phái nhạc kịch dân tộc Pháp, sáng lập thể loại nhạc vũ kịch ( Opéra-ballet ) Pháp.

Cái chết của Jean-Baptiste được ấn định khi ông viết một bản thánh ca Te Deum để mừng vua Louis khỏe lại. Đam mê sáng tác đã khiến Lully không hề hay biết rằng, trong lúc hưng phấn giữ nhịp điệu cho bản nhạc, ông đã lấy cây quyền trượng đập liên hồi vào ngón chân mình mà không có cảm giác đau.  Ngón chân sưng phồng, bị hoại tử nhưng ông không chịu cắt bỏ nó đi. Lully mất vào ngày 22/3/1687, để lại bản opera Achille de Plyxène bị bỏ dở.

6. Chết vì lấy dẫn chứng trước tòa

Sau cuộc nội chiến nước Mỹ, chính trị gia Clement Vallandigham đến từ bang Ohio nổi lên như 1 luật sư tài ba “đánh đâu thắng đó”.

Năm 1871, ông thầy cãi nhận biện minh cho thân chủ Thomas McGehan - người bị kết tội bắn chết một ông tên là Tom Myers trong cuộc ẩu đả ở quán rượu. Vallandigham lập luận rằng chính Myers đã vô tình tự tay bóp cò trong lúc rút khẩu súng ra khỏi vị trí bên đầu gối.

Để có sức thuyết phục hơn, Vallandigham đích thân diễn lại cảnh “bắn nhầm”. Không may, lập luận của ông “vận” ngay vào tác giả: Ngón tay vô tình chạm cò và viên đạn xuyên thẳng qua tim Vallandigham.

Cả phiên tòa hò reo vì chiến thắng của Vallandigham. Thân chủ McGehan được tuyên trắng án trước lúc ông thầy cãi trút hơi thở cuối cùng.

Nhiều điều thú vị, kinh ngạc sẽ đến với độc giả bởi loạt bài "Những cái chết lãng xẹt nhất mọi thời đại". Đón đọc kỳ 2 vào lúc 9h30  thứ 5 ngày 9/8 trên Xahoi.com.vn.

(Còn nữa...)