Có trường hợp F0 dù không có triệu chứng nặng nhưng xét nghiệm kết quả vẫn dương tính kéo dài 15, 20 ngày. Điều này khiến cho không ít người lo lắng sợ nguy hiểm cho sức khoẻ.
![]() |
|
Chị N.T.Tr (39 tuổi tại Hà Nội) mắc Covid-19 đã được 15 ngày nhưng kết quả vẫn dương tính. Theo chị Tr trong 5-7 ngày đầu chị chỉ có triệu chứng ngạt mũi, đau người không sốt. Tới ngày thứ 8 các triệu chứng của chị Tr bắt đầu thuyên giảm và đến ngày 12 thì hết hẳn. Tuy nhiên, chị Tr xét nghiệm kết quả vẫn dương tính với SARS-CoV-2. Điều này khiến cho chị Tr khá lo lắng.
Cũng tương tự như trường hợp của chị Tr, anh L.V.B (45 tuổi) mắc Covid-19 đã điều trị được 20 ngày. Các triệu chứng ho, mệt mỏi đã hết, nhưng khi xét nghiệm anh B vẫn dương tính.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên trưởng Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, trường hợp F0 dương tính kéo dài thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khả năng thứ nhất, bệnh nhân đã hết nhiễm virus nhưng còn sót lại những mảnh di truyền của virus, do vậy khi xét nghiệm sẽ dương tính; Khả năng thứ 2 cần phải xem lại độ đặc hiệu của test đang sử dụng. Nếu là test nhanh, độ nhạy chỉ chính xác trên dưới 80%.
Để biết trường hợp F0 đó có còn nguy cơ lây nhiễm hay không thì cần phải xét nghiệm CT. Nếu CT của bệnh nhân trên 30 thì trường hợp đó không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Trường hợp bệnh nhân dương tính kéo dài không quá lo ngại - ảnh minh hoạ.
F0 dương tính kéo dài có nguy hiểm hay không? PGS.TS Huy Nga cho hay, trường hợp dương tính kéo dài không quá lo ngại. Vì đã có những trường hợp xét nghiệm dương tính kéo dài nhưng sức khỏe vẫn bình thường. Theo diễn tiến của bệnh, sau 10 ngày nhiễm virus không còn triệu chứng thì nguy cơ lây nhiễm không còn.
Tâm lý và dinh dưỡng tốt để nhanh khỏi bệnh
Trao đổi với bác sĩ TS.BS Hoàng Thanh Tuấn, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y, quá trình tư vấn cho F0 qua online trên nhóm tư vấn ghi nhận có khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp tình trạng dương tính kéo dài đến 3 tuần. Tromg đó, nhiều người triệu chứng nhẹ, không triệu chứng nhưng vẫn dương tính Covid-19 kéo dài. Tình trạng này thường gặp ở những người hơn 40 tuổi.
Đối với các trường hợp F0 điều quan trọng không phải là tình trạng dương tính Covid-19 kéo dài bao lâu, mà là nồng độ virus trong cơ thể thế nào. F0 dương tính kéo dài nhưng nồng độ virus thấp thì cũng không quá đáng ngại.
Theo bác sĩ Tuấn một số trường hợp người có hệ miễn dịch suy giảm, có bệnh lý nền cần phải lưu ý khi là F0. Nhóm đối tượng này có thể chủ động dùng thuốc kháng virus sớm, tránh tình trạng dương tính kéo dài làm suy giảm sức khỏe.
Thông thường bệnh nhân dương tính Covid-19 khoảng 2 tuần sẽ âm tính. Đây là cơ sở để Bộ Y tế quy định thời gian cách ly F0 là 14 ngày. Tuy nhiên trong 2 tuần này, có những người 5-7 ngày test đã âm tính, nhưng có những người kéo dài hơn 2 tuần. Điều này phụ thuộc vào sức đề kháng, sự đào thải virus của từng người khác nhau, tức là phụ thuộc vào từng cá thể.
Đối với các trường hợp F0, trong quá trình điều trị, việc bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng. Việc bổ sung dinh dưỡng giúp cho F0 có thể tăng cường sức đề kháng để đào thải virus nhanh chóng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP. HCM cho biết, tình trạng dương tính kéo dài sẽ tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do vậy, F0 vẫn cần tuân thủ các biện pháp 5K, cách ly khỏi các đối tượng, đặc biệt đối nguy cơ trong nhà ví dụ ông bà lớn tuổi, có bệnh nền.
F0 cần phải điều trị các triệu chứng ví dụ khi sốt phải dùng thuốc hạ sốt, ho thì dùng thuốc ho. Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục và giữ tinh thần thoải mái để tăng sức đề kháng cho cơ thể, sớm khỏi bệnh.
Để hạn chế tình trạng mắc Covid-19 kéo dài, người bệnh phải giữ tinh thần thoải mái. Cần có chế độ ăn cân đối bổ sung thêm ăn hoa quả để cơ thể tăng đề kháng. Về vận động nên tập luyện thể thao nhẹ nhàng. Cơ thể khỏe mạnh mới có thể nhanh chóng hồi phục.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/nhieu-f0-du-da-het-trieu-chung-nhung-van-duong-tinh-keo-dai-co-lo-ngai..
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Cá tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không nên ăn kiểu này, rất nhanh ung thư và bệnh tật, số 1 rất nhiều người mắc
-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá




-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?