Gần đây, bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận 3 ca bệnh nhi bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam.
Nhiễm độc, hôn mê chỉ vì 'thuốc cam' |
Lạm dụng “thuốc cam” qua mức
"Thuốc cam" là tên gọi dân dã của một bài thuốc y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng chữa các bệnh ở trẻ nhỏ như tưa lưỡi, loét miệng, táo bón do nóng trong...
Ngoài công dụng chữa tưa lưỡi, táo bón, nhiệt miệng, thuốc cam còn được cho rằng có thể kích thích ăn uống, trẻ uống thuốc cam sẽ tránh được các bệnh tật và hay ăn chóng lớn. Khá nhiều các bậc cha mẹ đã thường xuyên sử dụng loại thuốc cam này mà không hề biết đến tác hại của nó đối với sức khỏe của trẻ.
Theo thông tin được biết tại Bệnh viện Nhi trung ương, khi đang được thăm khám, bé Trần Nguyên Vũ, con chị Lan, lên cơn co giật toàn thân rồi rơi vào trạng thái li bì, tím tái. Cháu lập tức được chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu để theo dõi. Quan sát biểu hiện của bệnh nhân kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ cháu bé nhiễm độc chì và tiến hành xét nghiệm định lượng chì trong máu. Kết quả cho thấy bé Vũ bị nhiễm độc chì rất nặng. Bé được điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì. Sau gần 72 giờ điều trị, cháu bé vẫn chưa thoát cơn hôn mê.
Trước đó, chị Lan cho hay, do con trai biếng ăn, ít tăng cân, chị Lan mua 100g thuốc cam pha với nước cơm cho con uống liên tục một tháng. Ngày 24/11, bé co giật nửa người kèm mệt mỏi, bỏ bú, gia đình mới đưa đi khám.
Cũng như trường hợp của chị Lan, chị Nguyễn Thu Hoài (Kim Liên, HN) cũng mua thuốc cam về cho con uống theo lời khuyên của mẹ chồng sau khi con có biểu hiện lười ăn, không tăn cân. Mẹ chồng chị có khuyên “Trước nuôi đứa nào mà biếng ăn là mẹ lại mua thuốc cam về pha cho uống, uống xong đứa nào đứa nấy tăng cân vù vù. Con cứ mua thuốc cam về cho cháu uống, rồi sẽ có hiệu quả ngay thôi”. Nghe theo lời của mẹ chồng, chị Hoài mua thuốc cam về cho con uống. Tuy nhiên, sau nửa tháng không thấy có dấu hiệu gì khả quan, chị Hoài lên mạng tìm hiểu thông tin thì mới biết, đã có rất nhiều trường hợp các bé bị ngộ độc, nhiễm độc chì do dùng thuốc cam. Chị Hoài cảm thấy vô cùng hoang mang, lo lắng nên đã quyết định cho con dừng uống thuốc.
Không riêng gì chị Hoài, rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay vì quá lo lắng vì tình trạng cân nặng của con mà cho trẻ sử dụng thuốc cam theo lời truyền miệng của những người xung quanh. Tuy nhiên, theo thống kê của Vụ Y dược cổ truyền dựa trên báo cáo của các cơ sở điều trị cho thấy trẻ ngộ độc chì phải nhập viện đều liên quan đến sử dụng chế phẩm được gọi là “thuốc cam” - dạng bột, có màu cam hoặc nâu đỏ được bao gói bằng giấy hoặc túi nilông, không nhãn, không tên, dùng để bôi lên niêm mạc miệng hoặc uống chữa “tưa lưỡi”.
Nhiễm độc chì rất nguy hiểm, ảnh hưởng lấu dài đến sức khỏe
Chì là một chất vô cùng nguy hiểm, nó vô cùng gây hại cho sức khỏe con người đặc biệt là đối với hệ thần kinh, huyết học, tim mạch và thận. Theo các chuyên gia về y tế, một số trường hợp nhiễm độc chì không phải là trường hợp ngộ độc điển hình nên gia đình và nguời thân sẽ rất khó phát hiện. Loại nhiễm độc chì này chỉ có thể được phát hiện qua các xét nghiệm hàm lượng chì trong máu.
Thuốc cam được nhiều bậc cha mẹ lạm dụng dùng cho con trẻ
Trên một số diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe cho bé có rất nhiều bậc cha mẹ đã truyền tai nhau về việc sử dụng thuốc cam cho con. Vì quá nóng ruột muốn thay đổi tình trạng cân nặng cho con mà không ít người đã mù quáng mua thuốc cho con uống trước khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con mình.
Nhiều bậc phụ huynh thấy con mình sau khi dùng thuốc có biểu hiện nôn trớ, đổ mồ hôi… nhưng cũng không nghĩ rằng con mình đã bị nhiễm độc chì. Đặc biệt, dù bị nhiễm độc chì ở nồng độ thấp hay cao cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhiễm trì nặng, không được thải độc kịp thời để lại di chứng nguy hại. Trẻ bị nhiễm chì sẽ bị suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy.
Đặc biệt, nồng độ chì trong máu có tương quan với chỉ số IQ của trẻ, nồng độ nhiễm chì trong máu càng cao thì chỉ số IQ sẽ càng giảm. Để loại bỏ chì ra khỏi cơ thể phải có quá trình điều trị lâu dài vì chì có thời gian bán thải rất dài có thể tới vài chục năm.
Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, khi trẻ bị bệnh, cha mẹ không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc cho con, nhất là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần, không có sự chỉ định của bác sĩ mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn để trẻ được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ hàng ngày như giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh để trẻ tránh tiếp xúc với những chất, đồ vật, môi trường độc hại.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%