Trước dư luận về một số vấn đề liên quan đến hoạt động mua, bán vàng miếng khác trên thị trường, ông Lê Minh Hưng – Phó Thống đốc NHNN đã có cuộc trao đổi.
Doanh nghiệp và người dân yên tâm, đừng vội bán với giá thấp mà ảnh hưởng đến quyền lợi |
PV: Thời gian qua có ý kiến cho rằng các quy định hiện hành đã tạo điều kiện cho Công ty SJC được độc quyền sản xuất, mua bán và từ chối việc mua bán vàng miếng SJC, ông có thể cho biết ý kiến về vấn đề này?
Hiểu như trên là hoàn toàn không đúng với các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác về sản xuất và kinh doanh vàng miếng.
Theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, kể từ ngày 25/05/2012, hoạt động sản xuất vàng miếng do Nhà nước độc quyền và NHNN được Nhà nước giao tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng, tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; tất cả các doanh nghiệp đã được NHNN cấp phép dập vàng miếng (kể cả công ty SJC) đều phải chấm dứt dập vàng miếng.
Trên cơ sở thực tế gần 90% vàng miếng đang lưu hành trên thị trường là vàng miếng SJC, do vậy để ổn định việc lưu thông vàng miếng và tiết giảm chi phí của xã hội, NHNN quyết định chọn nhãn hiệu SJC là nhãn hiệu vàng miếng của NHNN (sau khi đã thống nhất với các bên có liên quan đúng theo quy định của pháp luật) và kể từ ngày 25/5/2012, hoạt động sản xuất vàng miếng SJC là do NHNN độc quyền tổ chức thực hiện.
Như vậy không có việc Công ty SJC độc quyền sản xuất vàng miếng như ý kiến đã nêu. Đồng thời, sau ngày 25/5/2012, công ty SJC cũng bình đẳng như mọi doanh nghiệp khác, không được sản xuất vàng miếng mà chỉ được quyền mua, bán và từ chối mua, bán vàng miếng SJC hay các loại vàng miếng khác theo quyết định của chính họ phù hợp với các quy định của Pháp luật.
PV: Công ty SJC cho biết, đã có công văn đề nghị NHNN cho chuyển đổi số vàng bị cong vênh, móp méo đã mua thành vàng miếng SJC đủ tiêu chuẩn nhưng chưa được NHNN giải quyết. Ông có thể cho biết, khi nào NHNN có quyết định xử lý vấn đề này?
Sau thời gian nghiên cứu, NHNN đang gấp rút hoàn thành để có thể ban hành ngay trong một vài ngày tới các quy định có liên quan đến hoạt động sản xuất vàng miếng SJC trong đó bao gồm cả các quy định về chuyển đổi vàng miếng SJC cong, vênh, móp méo, cũng như chuyển đổi các loại vàng miếng nhãn hiệu khác thành vàng miếng SJC, làm cơ sở cho việc thống nhất thực hiện trong toàn quốc đối với mọi đối tượng doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vàng miếng.
PV: Như vậy có đồng nghĩa với việc những người nắm giữ vàng miếng có thể bán được ở mức giá tốt hơn?
Nguyên tắc chung của các quy định nói trên là tất cả các loại vàng miếng SJC cong, vênh, móp méo, cũng như các loại vàng miếng nhãn hiệu khác đúng tiêu chuẩn, nếu có nhu cầu, đều được chuyển đổi thành vàng SJC.
Do vậy doanh nghiệp và người dân yên tâm, đừng vội bán với giá thấp mà ảnh hưởng đến quyền lợi.
- 'Nhìn mặt là biết' liệu bạn có sống lâu hay không? Người sống lâu “thường có 5 đặc điểm”!
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Trong mắt đàn ông, phụ nữ không đáng để theo đuổi chẳng qua là 3 kiểu này, phụ nữ nên hiểu
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?