Sau một mùa đông dài ẩm ướt, xuân sang là thời khắc người Cơ Tu bắt đầu gọt tỉa lại bầu rượu lơ lửng trên cây tà vạt của mình. Rượu tà vạt là một đặc sản độc đáo của đất trời dành tặng cho người Cơ Tu, những cư dân sống đầu ngọn nước.
|
Người Cơ Tu bảo nhau đàn ông uống rượu tà vạt nhanh như con sóc, đàn bà uống rượu tà vạt da trắng, bầu ngực sẽ phồn thịnh căng đầy.
Già Gọi “phóng” lên cây lấy can rượu tà vạt xuống đãi khách - Ảnh: T.Vũ
A Ting, thủ phủ rượu tà vạt ở Quảng Nam nằm sát quốc lộ 604 từ Đà Nẵng lên thị trấn Prao của huyện Đông Giang. Cộng đồng Cơ Tu của làng A Ting chấm dứt cuộc sống du canh du cư dưới gốc cây tà vạt. Người già của làng này không cần nhớ đã đến đây bao nhiêu đời rồi, họ chỉ nhớ thế hệ cây tà vạt thứ 19 đã lụi tàn sau một đời cho rượu.
Già Bnước Gọi, 85 tuổi, sống ở thôn Rà Vã, xã A Ting, được người làng gắn cho danh xưng là “ông già tà vạt”. Tài nghệ chế biến, nếm rượu, chăm bón cây tà vạt trứ danh của ông cả làng đều thán phục. Già Gọi biết làm cho những cây tà vạt “khó tính” nhất cũng cho nước tuôn trào, rượu say ngây ngất.
Nằm phơi nắng trước sân nhà gươl, khuôn mặt ửng hồng vì chưa dứt cơn say, thấy khách lạ, già Gọi phóng vọt lên ngọn cây mang xuống can rượu 5 lít ngầu đục để sẵn. Tà vạt uống như bia, rượu có vị the chát ở đầu lưỡi và ngọt ngào đến giọt cuối cùng. Tà vạt có thể uống bằng tô to như một thứ nước giải khát và rồi cơn say đến rất dịu êm.
Rượu tà vạt rót vào tô uống như bia - Ảnh: T.Vũ
Già Gọi “bật mí” việc chế biến thứ rượu được cho là sạch sẽ nhất, cao quý nhất của người Cơ Tu vì nó được chiết xuất từ thân cây, cộng với vỏ một loài cây khác làm nên men nồng nàn. Cây tà vạt người Kinh còn gọi là cây đoát hay dừa núi. Lá tà vạt có thể dùng lợp nhà. Để làm rượu tà vạt, người ta chọn cây tà vạt to, khỏe. Vòng đời cây tà vạt có thể cho từ 4-5 buồng trái, nhưng để có một thứ rượu hảo hạng thì phải lấy rượu ở cây cho buồng trái đầu tiên. Khi buồng trái đầu tiên cho trái to bằng đầu ngón tay, người làm rượu bắt đầu dùng thân cây ráy, quấn vải xung quanh, đập nhẹ lên cọng buồng của cây tà vạt. Cứ ba đến bốn ngày phải leo lên cây đập một lần. Già Gọi tiết lộ: “Việc đập buồng tà vạt đòi hỏi phải hết sức tinh tế. Nếu quá mạnh tay, cọng buồng tà vạt giập nát và hư thối, không cho nước. Nếu đập quá nhẹ tay thì cũng không có nước”.
Đúng 30 ngày sau khi đập cọng buồng, người Cơ Tu bắt đầu cắt buồng trái phía dưới và dùng can nhựa hứng nước từ buồng cây này. Nếu là cây đang độ sung mãn, cứ sau một ngày đêm, một can 15 lít sẽ đầy. Trung bình mỗi cây tà vạt cho khoảng 300 đến 400 lít rượu một mùa.
- Bộ bàn ghế bằng gỗ sưa đắt nhất Việt Nam: Chạm trổ linh vật công phu, làm từ loại gỗ đắt nhất thế giới, trị giá 100 tỷ đồng
- Sao nữ dám tát Hoài Linh giàu và quyền lực cỡ nào?
- Chế độ BHXH có nhiều thay đổi từ 2025: Chồng tham gia BHXH tự nguyện, vợ ở nhà cũng được hưởng chế độ thai sản
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh