Ngày 5/5: "Siêu mặt trăng" sẽ làm hỏng mưa sao băng
Thứ năm, 03/05/2012 13:48

Hiện tượng trăng tròn hay còn gọi là "siêu trăng" sẽ xảy ra vào lúc 19h35 tối 5/5 theo giờ GMT có khả năng làm lu mờ hình ảnh cơn mưa sao băng Eta Aquarid lộng lẫy xảy ra hàng năm.

Siêu trăng xuất hiện khi mặt trăng di chuyển tới cận điểm – điểm gần Trái đất trên quỹ đạo – nên những người quan sát sẽ thấy hình ảnh Mặt trăng to hơn mức bình thường.

Khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất trong siêu trăng sẽ là 356.955 km – vị trí ngắn nhất trong những lần Mặt trăng tới cận điểm trong năm 2012. Thông thường, khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.400 km. Do đó, sự kiện hôm 5/5 tới sẽ là siêu trăng lớn nhất trong năm.

`Siêu mặt trăng` sẽ làm hỏng mưa sao băng

Hình ảnh siêu trăng tại thành phố Washington, D.C vào ngày 19/3/2011

Trong sự kiện siêu trăng, hình ảnh mặt trăng sẽ to hơn mức bình thường khoảng 14% và độ sáng tăng thêm 30%. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là hiện tượng siêu trăng sẽ không gây nguy hiểm cho Trái đất.

Hiện tượng siêu trăng mới nhất xảy ra vào tháng 3/2011 - thời điểm Mặt trăng đạt mức to nhất và sáng nhất trong vòng 18 năm.

Tuy nhiên, chính vì hiện tượng siêu trăng làm tăng độ sáng của Mặt trăng nên khả năng nó sẽ che mờ một phần màn trình diễn của cơn mưa sao băng Eta Aquarid.

Ông Bill Cooke – một chuyên gia của NASA cho biết cơn mưa sao băng Eta Aquarid năm 2012 sẽ đạt cực điểm tuôn trào 60 cơn mưa/giờ vào ngày 5/5.

Mưa sao băng Eta Aquarid là một trong hai trận mưa sao băng được hình thành từ lớp bụi của sao chổi Halley. Thực tế, trận mưa sao băng năm nay đã bắt đầu từ ngày 19/4 và sẽ kết thúc vào ngày 28/5, song thời điểm đạt cực điểm là vào thứ Bảy và Chủ Nhật tới (tức ngày 5 – 6/5).

Nhân sự kiện xảy ra siêu trăng sắp tới, chúng ta hãy cùng các nhà khoa học giải đáp thắc mắc một số câu hỏi về Mặt trăng.

1. Mặt trăng đến từ đâu?

Mỗi nền văn hóa trên thế giới lại có câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi: "Mặt trăng đến từ đâu?".

Theo các nhà khoa học mặt trăng hình thành trong một vụ va chạm lớn ngoài vũ trụ. Điều đó có nghĩa là khoảng 4,5 tỷ năm trước, một vật thể mang tên Theia có kích cỡ bằng với sao Hỏa đã va phải một hành tinh. Chính sức nóng từ cuôc va chạm đã làm tan chảy các nguyên vật liệu và dần cô đọng lại để hình thành lên Mặt trăng.

Song, giả thuyết trên dường như không mấy thuyết phục bởi các nhà nghiên cứu không tìm thấy dấu tích nào trên Mặt trăng liên quan tới vụ va chạm lý thuyết này.

Ngoài ra, các chất lỏng trên Mặt trăng như lớp nước cực lạnh sẽ không dễ gì tan chảy với lượng nhiệt được tạo ra như trong kịch bản của Theia.

2. Mặt trăng có 2 mặt?

Mặt trăng liên quan trực tiếp tới hoạt động của thủy triều trên Trái đất, và con người chỉ quan sát một bên mặt của Mặt trăng.

Khu vực mà con người quan sát thấy trên Mặt trăng chứa những vùng tối hay còn gọi là "biển" macma làm lạnh.

Điều đặc biệt là các phi hành gia trên tàu Apollo 8 không phát hiện thấy vùng biển macma trên ở phần mặt khuất của Mặt trăng. Thay vào đó, bề mặt của khu vực này lại rỗ lỗ chỗ và mang hình dáng như các miệng núi lửa.

Việc phần khuất của Mặt trăng mang hình dánh cấu tạo khác biệt so với phần chúng ta quan sát thấy một phần là do nó có lớp vỏ dày hơn phần còn lại tới 15 km. Và hình ảnh nhiều miệng núi lửa xuất hiện trên đó cũng cho thấy khu vực này chịu tác động mạnh từ hoạt động của vũ trụ.

3. Mặt trăng có lúc to hơn?

Khi Mặt trăng xuất hiện càng gần với Trái đất thì hình ảnh của nó lại hiện lên càng to hơn. Đây chính là kết quả của hiện tượng ảo giác.

Khi Mặt trăng xuất hiện càng gần đường chân trời nó vẫn giữ nguyên hình dáng và độ lớn như bình thường song não bộ của chúng ta tự động cho rằng độ lớn của nó đã tăng thêm.

4. Mặt trăng có nhiều nước?

Thông qua nghiên cứu các mẫu đất đá được các phi hành gia đem trở lại Trái đất thì Mặt trăng chứa nhiều nước và không khí lại ẩm ướt hơn chúng ta nghĩ.

Những sao chổi lạnh lẽo chính là tác nhân mang lượng nước Mặt trăng trong quá trình va chạm. Phần nước còn lại được mang tới từ các hạt prton trong những cơn bão Mặt trời tương tác với các oxit kim loại trong lớp đá trên Mặt trăng.

5. Có 2 Mặt trăng?

Các phi hành gia vũ trụ cho rằng Trái đất có tới 2 Mặt trăng. Một Mặt trăng chúng ta vẫn thường thấy và một Mặt trăng là một tiểu hành tinh đang bay xung quanh Trái đất và chỉ nhỏ bằng một chiếc ô tô thông minh.

Dựa trên số lượng và sự phân bố của các tiểu hành tinh trong hệ Mặt trời, các nhà nghiên cứu ước tính, tại mọi thời điểm, có ít nhất một thiên thể đá vũ trụ rộng khoảng 1 m quay xung quanh Trái đất và có khả năng trở thành Mặt trăng thứ hai.

Tuy nhiên, hiện tại những ứng cử viên này mang kích thước quá nhỏ và bay quá nhanh khi lại gần Trái đất, do đó, việc Trái đất có một Mặt trăng thứ hai vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Infonet
Tag: Mưa sao băng , Mưa sao băng Eta Aquarid , Siêu mặt trăng , Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú