Mỹ tiến hành mở rộng 'liên minh nòng cốt' chống lại IS

Mỹ và các quốc gia đang nỗ lực để mở rộng 'liên minh nòng cốt' với mục đích chống lại tổ chức khủng bố IS.

Một nhóm 10 quốc gia cùng với chính quyền Obama đã tập hợp, giúp đỡ nhau để chống lại ISIS. Nhưng quan trọng hơn sẽ là việc các quốc gia xung quanh tự tuyên bố chống lại nhóm chiến binh Hồi giáo của "Caliphate," chuyên gia nói.

Sau cuộc họp tại Hội nghị thượng đỉnh NATO cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói về một "liên minh nòng cốt" mới được thành lập. Tổng thống Barack Obama cho biết sẽ đưa quân đội của liên minh này vào ISIS. Các quốc gia nằm trong liên minh ngoài Hoa Kỳ là Australia, Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, là quốc gia duy nhất trong nhóm nằm gần ISIS, hay còn được gọi là ISIL và tự nhận mình là Nhà nước Hồi giáo. Tổ chức này trải rộng trên một bộ phận của Iraq và Syria.

Ngoại trưởng Mỹ: Các quốc gia đều có vai trò chống lại ISIS

Trong tháng này, Mỹ có kế hoạch yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hỗ trợ giải pháp nhằm trấn áp các tay súng trong ISIS, một quan chức Mỹ cho biết. Và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông sẽ tới Trung Đông vào thứ ba với nhiệm vụ xây dựng một liên minh rộng lớn hơn để đánh bại các nhóm Hồi giáo.

Chìa khóa để chiến thắng trong cuộc chiến chống lại ISIS, các nhà phân tích nói rằng, có thể nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia trong khu vực.

"Yếu tố quan trọng nhất của liên minh này là các địa phương và khu vực", Fawaz Gerges, Chủ tịch Hội nghiên cứu Trung Đông tại Trường Kinh tế London nói. "Người Iraq, người Kurd, và Syria về cơ bản sẽ được ra chiến đấu." 

Chấm dứt việc ISIS "đồng hóa xã hội"

Việc đánh bại nhóm khủng bố nổi tiếng với hành vi tàn bạo như giết dân thường, chặt đầu nhiều người trong đó có các nhà báo - sẽ đòi hỏi nhiều hơn so với hành động quân sự, Gerges nói. "Yếu tố quan trọng nhất là chấm dứt việc ISIS "đồng hóa xã hội" của nó".

ISIS đã pha trộn với các cộng đồng địa phương "để miêu tả bản thân như là hậu vệ", ông nói. Các thành viên của cộng đồng Yazidi bị bức hại ở Iraq nói với CNN rằng sau khi ISIS đi vào thị trấn, một bố bộ tộc thiểu số thuộc các nước láng giềng Ả Rập đã giúp ISIS giết người.

"Tiêu diệt ISIS" có nghĩa là thuyết phục người Sunni ở Ả Rập- những người đã cảm thấy bất mãn bởi chính phủ Iraq rằng ISIS là một kẻ thù. Mục đích là để "chia rẽ giữa các cộng đồng Sunni địa phương và ISIS," Gerges nói. 

Cuối cùng, Ả Rập Xêút và Jordan, trong đó có các quốc gia Sunni, có thể đóng một vai trò quan trọng, Gerges nói. Họ là nơi có nhiều người Sunni, trong đó có cựu sĩ quan quân đội Iraq đã bỏ chạy sau khi Mỹ xâm lược vào năm 2003. "Tôi cá là Mỹ, Ả Rập và các quan chức Jordan đang làm việc 24 giờ một ngày để cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo tham gia liên minh của họ, và để lần lượt thuyết phục các đối tác của mình để đứng lên chống lại Nhà nước Hồi giáo. "