Ông Mùa A Tu (người Mông ở bản Bún, xã Tân Xuân,Mộc Châu, Sơn La) 55 tuổi đã lập nên “chiến tích” có 3 vợ, 14 đứa con, bao nhiêu cháu không nhớ hết!
Ông Mùa A Tu |
Đặc biệt, bao nhiêu năm chung sống nhưng chưa bao giờ 3 bà vợ của ông xảy ra “chiến tranh lạnh” hay tranh giành “gần gũi” với chồng.
12 tuổi lấy vợ 17 tuổi
Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, chúng tôi theo QL 43 đến ngã ba Chiềng Ve, rẽ vào xã Tân Xuân. Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi men đường biên giới tìm đến gia đình ông Mùa A Tu, thế nhưng ông vắng nhà. Hỏi người dân nơi đây thì được biết, ông Tu đang lên nương, tối mới về.
Họ còn cho chúng tôi biết thêm, hiện 3 bà vợ của ông Tu ở 3 nhà nhưng cứ chờ ở nhà vợ cả thì sẽ gặp ông Tu. Bởi hằng ngày ông có mặt ở đây “chỉ đạo” con cháu làm việc, còn đến đêm thì... không biết ở nhà nào.
Khi ông mặt trời xuống núi cũng lúc ông Tu và người vợ cả cùng một số người con đi nương về. Gặp chúng tôi, ông Tu phân trần: Cán bộ thông cảm, mùa này đang thu hoạch ngô nên suốt ngày tôi ở trên nương. Hôm nay, chỉ có tôi và vợ đầu về, còn lại ở trên nương hết. Nhà tôi người đông quá, không làm quần quật thì chẳng có cái lót bụng.
Gặp ông, chúng tôi đùa: “Bọn em đến gặp bác học hỏi kinh nghiệm để về dưới xuôi lấy hai vợ, ba vợ đó”. Nghe xong ông đáp: “Mình ưng thì lấy thôi. Ở đây mình lấy vợ công khai mà. Ba vợ ngủ chung, ăn chung, làm chung một nương nhưng cơm lành canh ngọt. Bao nhiêu năm nay chưa có bà nào quát bà nào, các con thương yêu nhau, không đánh nhau bao giờ”.
Hỏi chuyện về ông thì được biết, trước đây ông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, Sơn La. Năm 1984, ông di cư đến đây lập nghiệp. Tôi hỏi ông: Vợ đầu cưới lúc nào? Ông Tu ngại ngùng: “Ngày đang ở Tà Xua, lúc đó tôi 12 tuổi (năm 1969), bố mẹ đã kéo vợ cho tôi rồi. Bà ấy tên là Thào Thị Chi, lúc đó 17 tuổi. Bố mẹ bảo cưới vợ để có người làm nương”.
Ngồi suy ngẫm một hồi lâu, ông Tu buột miệng: Ngày mới lấy vợ thì không biết gì, vậy mà sau một năm vợ tôi đã sinh cho một đứa con gái đấy cán bộ ạ. Rồi mỗi năm một đứa, bà Chi sinh cho tôi thêm 4 đứa con gái nữa. Con đông, đất đai bạc màu, trồng ngô, trồng sắn không có thu nên cả gia đình chuyển đến Tân Xuân.
Và ở Tân Xuân, ông Tu lại bén duyên với những cô gái bản tại đây. Rồi ông đi kéo thêm vợ hai là bà Thào Thị Mủa (43 tuổi) vào năm 1989.
Tôi hỏi ông Tu, có con, có vợ rồi thì lấy thêm làm gì nữa? Ông giãi bày: “Mình là con trưởng trong gia đình, vợ cả mình sinh 5 đứa con gái, buồn lắm cán bộ ạ! Biết được cái bụng của mình, bà Chi đi hỏi vợ hai cho mình đó. Bà ấy mong mình có đứa con trai để thờ cúng tổ tiên khi mình qua đời. Mình thích bà Mủa từ lâu nhưng sợ vợ cả buồn nên không dám nói, ai ngờ vợ cả hiểu và kéo về cho mình”.
Đang chuẩn bị bữa cơm tối nhưng khi chúng tôi hỏi chuyện về việc lấy vợ hai của chồng, bà Chi vui vẻ tiếp chuyện. Bà bảo, người Mông từ bao đời nay nếu không sinh được con trai thì có tội với trời, với tổ tiên. Không có con trai thì vợ cả phải đi kéo vợ hai cho chồng, để sinh con trai. Nghe xong tôi hỏi bà: Thế kéo vợ hai cho ông Tu có khó lắm không? Bà đáp: “Khó gì đâu cán bộ. Mình đến gặp cô Mủa và nói chuyện với cô ấy. Cô ấy thích thì hôm sau đưa chồng đến kéo về làm vợ thôi”.
Rồi niềm mong mỏi cũng đã đến, bà Mủa đã sinh cho ông Tu một đứa con trai đầu lòng là Mùa A Sênh. Ngày Sênh ra đời, ông Tu làm thịt mấy con lợn để cảm ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ sinh được đứa con trai nối dõi.
Tuy nhiên, bà Mủa cũng không kém cạnh gì bà cả, chỉ sau mấy năm sau, bà đã có 4 đứa con (1 trai 3 gái). Nâng tổng số con của ông Tu lên 9 đứa. Uống cốc nước xong, ông Tu xuýt xoa: “Trước đây bố mình cũng lấy hai vợ mà. Hai bà mẹ mình đẻ được 11 người con nhưng 2 người vợ của mình mới để được 9 đứa thôi, còn kém bố mình nhiều”.
Và, không biết có phải ông Tu muốn vượt “thành tích” của bố mình không mà cái tình, cái duyên trong ông vẫn chưa dừng lại. Bà vợ thứ 3 đến với ông như một điều tất yếu. Người vợ thứ 3 của ông Tu tên là Sồng Thị Xồng. Bà Xồng người ở cùng bản, có lý lịch tương đối ngắn ngọn.
Trước đây, bà Xồng xinh đẹp, có nhiều chàng trai theo đuổi nhưng không chọn được ai, rồi quá lứa, lỡ thì. Và một hôm đi làm trên nương, ông Tu gặp bà Xồng và nói đùa: Có về làm vợ 3 của tôi không? Ai ngờ bà gật đầu. Thế là ông Tu về nói với vợ cả, vợ hai để cưới vợ 3. Từng ấy năm ăn ở với nhau, bà Xồng đã hạ sinh cho ông Tu 5 đứa con (3 trai, 2 gái) nâng tổng số con của ông Tu lên đến 14 đứa.
Tự hào về “chiến tích” có 3 vợ, ông Tu tâm sự: “Để có nhiều vợ, điều quan trọng là cái miệng. Mình có nhiều lúa, lắm trâu gì đâu, trong lúc có 2 vợ nhưng mình nói chuyện hay, các cô gái nghe lọt tai, cứ thế theo mình về làm vợ hết”. Tôi buột miệng hỏi: “Việc ông cưới 3 vợ chính quyền xã họ có ý kiến gì không?”. Ông Tu nhanh nhảu đáp: “Biết làm sao được, ngày trước vợ mình có bao giờ ra ngoài đâu. Mới năm trước, mình tách hộ thì xã cũng làm cho mình 3 nhà 3 hộ khẩu khác nhau mà”.
Gia đình ông Tu chuẩn bị buổi tối
Một ngày hết 20kg gạo
Để kiểm chứng danh sách các con của ông Tu, chúng tôi nhờ ông đếm, nhưng ông cũng đếm rất lộn xộn. Do đó, ông phải nhờ bà vợ cả và các con trợ giúp. Và rồi 14 đứa con được chúng tôi ghi ra. Đặc biệt nhất khi hỏi có bao nhiêu người cháu thì chúng tôi nhận được cái lắc đầu từ ông Tu. Ông bảo rằng: Cán bộ muốn biết thì chờ tôi tí, tôi gọi mấy đứa cháu về nữa liệt kê ra cho, chứ vợ cả của tôi cũng không nhớ hết.
Cuộc kiểm đếm gồm ông Tu, bà Chi, các con và có 5 đứa cháu bắt đầu. Năm người con của bà Chi đã lấy chồng hết và có 14 đứa cháu. Con của bà Mủa có 2 người cháu, còn con của vợ 3 đang còn nhỏ. Ông Tu chia sẻ: Năm vừa rồi tôi mới làm cho mỗi bà được một căn nhà chứ trước đây con cháu đều ở chung trong căn nhà 5 gian thôi. Tất cả có hơn 30 người gồm mẹ già, 4 vợ chồng tôi cùng con dâu, rể và các cháu, mỗi ngày ăn hết 20kg gạo.
Rời nhà ông Tu, trông vào đống gỗ đang để trước sân, chúng tôi hỏi gỗ đâu mà nhiều vậy? Ông Tu tiếp lời: “Giờ con cháu đông quá mình muốn làm thêm hai gian nữa. Xong mùa ngô này mình mới có tiền để dựng. Con đông cũng khổ cán bộ ạ! Gỗ trên rừng thì đã hết mà làm nhà bê tông cốt thép thì tốn tiền lắm. Rồi đây con mình lớn lên lấy vợ, không biết ở đâu. Giờ mình biết thì đã quá muộn rồi. Đẻ nhiều con khổ lắm nên mình khuyên các con mình đừng đẻ nhiều và các con nghe lời”.
Ngày chúng tôi đến cũng là lúc người em trai của ông Tu là Mùa A Chông vừa ăn mừng đứa con thứ 11 chào đời. Ông Chông vui mừng: “Vợ mình sinh được 10 cô con gái rồi, mình buồn lắm. Anh em và mọi người trong bản bảo đi cưới vợ khác kiếm con trai nhưng mình bảo vợ cứ cố và nay đã cố được. Con đông nhưng không có con trai thì không đúng với phong tục của người Mông mình ở đây”.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?