Chỉ cần lưu ý làm theo 5 điều sau là chị em đã tự giải tỏa được cho mình nỗi lo phát ban và những rắc rối khó chịu khác trong ngày "đèn đỏ".
|
Bạn có sợ hay lo lắng hay không thích 5 năm mỗi tháng? Đó là thời kì dù "khó khăn" nhưng nếu không có thì cũng vô cùng sốt ruột. Với khá nhiều chị em, những ngày này là những ngày khó khăn vì có khi chị em rơi vào tình trạng chuột rút dạ dày, máu ra nhiều, nóng, phát ban do dùng băng vệ sinh không đúng cách và do các lý do vệ sinh khác.
Tuy nhiên, những điều này hoàn toàn có thể được loại bỏ để chị em cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày "của phụ nữ chúng mình" này.
Chỉ cần lưu ý làm theo 5 điều dau là chị em đã tự giải tỏa được cho mình nỗi lo phát ban và những rắc rối khó chịu khác trong ngày "đèn đỏ".
Thay băng vệ sinh "đúng giờ"
Băng vệ sinh phải được thường xuyên thay đổi. Điều này đích thực rất rõ ràng phải không? Thế nhưng bất chấp điều đó, nhiều phụ nữ vẫn "lười" thay băng vệ sinh theo "đúng giờ" chỉ vì những lý do như không có phòng tắm sạch sẽ hay kinh nguyệt ra ít. Thời gian lý tưởng nhất để thay băng vệ sinh là sau 3-4 giờ.
Chọn loại băng vệ sinh tốt
Nên tránh chọn loại băng vệ sinh có lớp lót bằng ni lông hoặc nhựa (tampon), đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm. Dùng băng vệ sinh bằng bông có thể hơi bất tiện trong trường hợp bạn đi du lịch hay xa nhà nhưng băng vệ sinh có lớp lót nhựa dễ gây kích ứng với làn da nhạy cảm, gây ra phát ban, ngứa và mẩn đỏ...
Mặc quần áo rộng
Tránh mặc quần jean hoặc quần áo bó sát khác trong những ngày "đèn đỏ" ra nhiều. Thay vào đó, lựa chọn quần áo rộng hoặc váy để đảm bảo dòng chảy không bị cản trở và xung quanh vùng nhạy cảm được thoáng khí, ngăn chặn mồ hôi ra nhiều. Với những bộ quần áo thoáng, rộng rãi, chị em sẽ không phải lo bị ngứa và nổi mẩn.
Phấn rôm
Bột phấn rôm là một giải pháp hiệu quả cho việc giảm phát ban và mẩn ngứa. Bằng cách xoa ít phấn rôm quanh khu vực nhạy cảm trong những ngày này, chị em sẽ không lo mồ hôi khi rịn ra sẽ thấm vào băng vệ sinh. Điều này sẽ giữ cho băng vệ sinh khô thoáng hơn. Nó cũng sẽ làm giảm ma sát giữa băng vệ sinh và làn da và chị em sẽ không phải lo lắng về chứng phát ban.
Giữ cho "vùng kín" sạch
Trong thời gian, chị em nên có biện pháp phòng ngừa thêm để giữ cho khu vực nhạy cảm luôn sạch sẽ. Ngoài việc thay đổi băng vệ sinh 3-4 giờ/ lần, hãy vệ sinh bằng nước sạch, có thể dùng loại xà phòng có tính axit thấp để tránh kích ứng da. Ngoài ra, khi vệ sinh chị em nên nhớ làm vệ sinh từ trước ra sau để tránh sự lây lan của vi khuẩn.
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành