Đang thi công đường hầm xuyên núi dẫn nước cho công trình thủy điện, lũ bất ngờ tràn về cuốn mất 3 công nhân.
![]() |
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa thấy được xác 3 nạn nhân bị lũ cuốn vào đường hầm dẫn nước công trình thủy điện La Hiêng |
Đến tối 28/9, lực lượng tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa thấy được xác 3 nạn nhân bị lũ cuốn vào đường hầm dẫn nước công trình thủy điện La Hiêng 2 ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Thiếu tá Võ Đình Minh (Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ) cho biết, do thiếu không khí, hầm có độ dốc cao nên nhà chức trách chỉ vào sâu được khoảng 400 m. "5 máy bơm có tổng công suất 360 m3 mỗi giờ đã hút nước liên tục từ tối ngày 27/9 nhưng lượng nước trong hầm vẫn còn khoảng 15.000 m3", ông Minh cho hay.
Theo đại tá Nguyễn Đình Triết (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên), đơn vị đã chi viện 2 máy bơm áp lực công suất 200 m3 một giờ nhưng trời tiếp tục mưa nên nước ngầm tiếp tục tràn vào hầm. Đây là nguyên nhân khiến chưa thể tìm thấy thi thể các nạn nhân vì đường hầm dài hơn 1.700 m. Trước đó, đêm 26/9, trong lúc các công nhân đang làm ca tối thì nước lũ đổ về dồn dập, đạt đỉnh hơn 10 m so với mực nước bình thường. Do cửa thoát lũ quá nhỏ, đê bao không đủ độ cao để ngăn nước khiến lũ đổ ập vào đường hầm dự án thủy điện La Hiêng 2. Anh Nguyễn Công Linh (26 tuổi), Nguyễn Thanh Cương (28 tuổi, cùng ngụ huyện Đồng Xuân) và ông Zho Ming Sho (51 tuổi, người Trung Quốc) bị lũ cuốn vào hầm mất tích.
Ông Lê Văn Bạch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần VRG Phú Yên (chủ đầu tư thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) cho biết, khi xe chở đá từ trong đường hầm ra thì mực nước ngoài đập tràn vẫn bình thường, không có dấu hiệu lũ. Khoảng 20 phút sau, xe quay vào hầm thì tài xế phát hiện lũ dâng nhanh bất thường nên hô hoán. Ông Wei Ping (người Trung Quốc) phát tín hiệu thông báo, gọi kỹ thuật hạ cửa van đường hầm nhưng bất thành. Khi đóng được cửa hầm thì nước lũ đã dâng quá cao, cuốn mất 3 người. Nhà máy thủy điện La Hiêng 2 công suất 18 MW, tổng vốn đầu tư hơn 505 tỷ đồng. Đường hầm xuyên qua núi đá dài 3,5 km (đường kính hơn 4 m), đã đào thủ công được hơn 1,7 km. Do hầm còn đang thi công dang dở, đơn vị thi công cho xây bờ tràn chặn dòng nhưng lũ tràn về đột ngột, nước đổ dồn vào miệng hầm gây tai họa.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai


-
Sáp nhập xã: Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố có được hưởng chính sách tinh giản biên chế hay không?
-
Vì sao Hà Nội dự kiến thành lập 5 phường với diện tích 'siêu nhỏ', rộng chưa đầy 2 km2?
-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Đây là tỉnh biên giới miền Nam sẽ vào top giàu nhất Việt Nam sau sáp nhập




-
Vì sao Hà Nội dự kiến thành lập 5 phường với diện tích 'siêu nhỏ', rộng chưa đầy 2 km2?
-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới