Không chỉ tăng thêm vị ngọt mà gia vị quen thuộc này còn giúp kéo dài thời gian sử dụng cho đồ ăn, thức uống,…
|
Nguy hiểm cho gan hơn cả rượu và đường
Vào năm 1970, Hoa Kỳ xuất hiện một chất tạo ngọt là xi-rô fructose. Từ đây có một làn sóng từ bỏ các loại đường thông thường và chuyển sang dùng xi-rô fructose. Điều này cũng khiến tỉ lệ béo phì ở quốc gia này tăng từ 13% lên 40%; tỉ lệ mắc bệnh gút tăng từ 3% năm 1970 lên 9% năm 1996; tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng từ 1% năm 1958 lên 7,4% năm 2015.
Cho đến nay xi-rô fructose đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Nó được cấu tạo từ fructose và glucose. Vị ngọt của nó là do fructose chiếm tỉ lệ cao (fructose là chất tạo ngọt hàng đầu).
Không chỉ tăng thêm vị ngọt, xi-rô fructose còn có thể cải thiện hương vị thực phẩm, kéo dài thời gian sử dụng và quan trọng nhất là rẻ hơn sucrose.
Vậy nên có rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cho người già hay đồ ăn nhẹ cho trẻ em đều có chứa loại gia vị này.
Cơ thể của chúng ta có một hệ thống khá hoàn chỉnh để quản lý quá trình trao đổi chất glucose: 80% glucose di chuyển trong máu để cung cấp năng lượng cho các cơ quan và tế bào, 20% còn lại ở gan dưới dạng dự trữ glycosen. Trong giai đoạn này, insulin được sử dụng để điều hoà lượng đường trong máu. Nhưng cơ thể không xử lý fructose tốt như glucose. Hơn 90% trong số đó chỉ có thể chuyển hoá thành chất béo ở gan và cuối cùng dẫn đến hàng loạt vấn đề về sức khoẻ.
Nghiên cứu năm 2009 trên “Tạp chí Dinh dưỡng” cho thấy những người uống một cốc đồ uống có chứa xi-rô fructose mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ do rượu cao hơn 55% so với những người không uống đồ uống.
Không chỉ vậy, fructose còn gây ra nhiều tác hại hơn thế.
Xi-rô fructose có thể gây ra những tác hại nào cho sức khoẻ?
Bệnh tiểu đường
Nghiên cứu năm 2009 trên Tạp chí Điều tra Lâm sàng đã chỉ ra mối liên hệ giữa xi-rô fructose và bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu đã mời 2 nhóm tình nguyện viên, 1 nhóm uống 3 cốc đồ uống có chứa xi-rô fructose mỗi ngày và nhóm còn lại uống 3 cốc đồ uống có chứa glucose mỗi ngày. Kết quả là đồ uống có xi-rô fructose có nhiều khả năng gây tích tụ chất béo trong nội tạng, làm giảm độ nhạy insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford và Đại học Nam California cũng xác nhận quan điểm này vào năm 2012. Sau khi so sánh 42 quốc gia, họ phát hiện ra rằng so với các quốc gia không sử dụng xi-rô fructose thì các nước còn lại có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 20%.
Bệnh gút
Một nghiên cứu về bệnh gút và lượng xi-rô đường fructose được một bác sĩ làm việc tại Đại học Boston ở Hoa Kỳ thực hiện. Nghiên cứu có sự tham gia của 46.000 người tham gia và kéo dài trong 12 năm.
Kết quả là những người uống đồ uống chứa xi-rô fructose 5-6 lần/tuần có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 29% so với người bình thường. Người uống đồ uống chứa xi-rô fructose ít nhất 2 lần/ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 85%.
Lý do xi-ro fructose có thể gây ra bệnh gút vì:
- Trong quá trình chuyển hoá ở gan, fructose tạo ra adenosine diphosphate dẫn đến tăng sản xuất axit uric.
- Việc hấp thụ quá nhiều fructose sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng. Năng lượng dư thừa chuyển hoá thành chất béo trung tính và tích trữ trong cơ thể, đồng thời axit uric cũng sẽ được sản sinh trong quá trình này.
- Lượng lớn fructose có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric của thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Bên cạnh đó, đường ăn và đường fructose đã được chứng minh có khả năng gây viêm, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và ung thư.
5 loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều xi-rô fructose
- Đồ giải khát: Nước ép trái cây, kem, sữa chua, đồ uống có ga,…
- Bánh ngọt, bánh mì, kẹo mềm,…
- Rượu: Rượu ngọt, rượu hoa quả, rượu táo, rượu vang.
- Thực phẩm chức năng.
- Đồ ăn đóng hộp: Mứt, trái cây đóng hộp, trái cây bảo quản,…
Nên dùng thực phẩm chứa đường sao cho an toàn?
Nghiên cứu năm 2008 trên “Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ” cho thấy nếu lượng fructose tiêu thụ mỗi ngày dưới 50g, cơ thể có thể chuyển hoá phần đường này một cách hợp lý mà không gây ảnh hưởng xấu đến lipid máu và cân nặng. Vì vậy, việc bạn cần làm không phải là nghĩ cách tránh dùng chúng tuyệt đối mà nên kiểm soát thực phẩm mà mình tiêu thụ.
Khi mua thực phẩm, đồ uống, bạn nên cẩn thận kiểm tra danh sách thành phần để xem chúng có chứa xi-rô fructose hay không. Đối với sản phẩm không đường cũng đừng bất cẩn vì nạp quá nhiều aspartame, cyclamate, saccharin, acesulfame kali và các chất làm ngọt khác dùng trong thực phẩm không đường cũng có hại cho cơ thể.
Đối với đồ uống như cà phê, trà sữa bạn cũng lưu ý uống ít đường hoặc không đường.
Nếu như bạn muốn tiêu thụ đồ ngọt thì hãy ăn trái cây. Chúng dù chứa đường fructose nhưng hàm lượng của chúng ít hơn nhiều so với đồ uống và còn chứa nhiều chất xơ, có thể hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tiêu hoá.
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/loai-gia-vi-hai-gan-duoc-tim-thay-nhieu-trong-5-loai-do-an-th..
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?