Nhiều mẹ bầu có thói quen đi dép cao gót khi đang mang thai. Tuy nhiên, đây lại là một việc làm mang lại những rủi ro nhất định cho cả hai mẹ con.
![]() |
|
Bà bầu đi giày cao gót được không?
Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách đối với các chị em phụ nữ. Cơ thể thay đổi, chân tay sưng phù, việc lựa chọn trang phục và giày dép cũng trở nên khó khăn hơn.
TS.BS Phan Chí Thành – Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ, dép cao gót vốn là biểu tượng của sự nữ tính và quyến rũ nhưng cũng có thể trở thành "kẻ thù" thầm lặng trong giai đoạn thai kỳ.
Đi dép cao gót không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn đem lại cho mẹ bầu nhiều rủi ro nghiêm trọng khác.
Đi dép khi mang thai tiềm ẩn nhiều rủi ro (Ảnh minh họa)
Theo vị bác sĩ, khi trọng tâm cơ thể thay đổi, việc giữ thăng bằng trên những đôi giày cao lênh khênh trở nên khó khăn hơn, tăng nguy cơ té ngã và chấn thương. Hơn nữa, hormone thai kỳ khiến các khớp trở nên lỏng lẻo, làm tăng nguy cơ bong gân hoặc trật khớp khi mang giày cao gót.
Ngoài ra, việc sử dụng giày cao gót trong giai đoạn mang thai còn có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của mẹ và bé. Tư thế không tự nhiên khi mang giày cao gót tạo áp lực lên cột sống dẫn đến đau lưng, mạch máu không lưu thông được dẫn tới phù nề.
Những rủi ro khi mẹ bầu mang giày cao gót
- Mất thăng bằng: Khi mang thai, cân nặng tăng và hormone thay đổi, mẹ bầu thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể. Việc đi giày cao gót sẽ càng làm giảm sức mạnh ở cổ chân, dẫn đến những rủi ro không mong muốn như té ngã, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Sưng phù chân: Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở các mẹ bầu khi mang thai. Việc sử dụng giày cao gót thường xuyên sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ.
- Co rút cơ bắp chân: Khi mẹ bầu đi giày cao gót thời gian dài, các cơ ở cẳng chân dễ rơi vào trạng thái căng cứng dẫn đến co rút. Càng sử dụng giày cao gót nhiều, càng dễ bị chuột rút và tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi bước vào giai đoạn mang thai.
Mẹ bầu dễ bị sưng phù chân hơn khi mang giày dép cao gót
- Giãn cơ: Thai nhi ngày càng phát triển dẫn đến sự nới lỏng dây chằng ở vùng bắp chân, vùng bụng, lưng. Do đó, khi mang giày cao gót bạn sẽ thấy chật hơn, bởi vì các cơ bắp chân sẽ giãn nở gây đau đớn và khó chịu cho thai phụ.
- Đau lưng: Khi mẹ bầu mang giày cao gót, tư thế sẽ thay đổi khá nhiều do vùng xương chậu bị đẩy về phía trước và vùng thắt lưng cong nhiều hơn. Điều này đã tạo ra sự đau nhức khớp vùng hông do áp lực lên vùng xương chậu và các khớp sau. Đặc biệt ở các tháng cuối thai kì, dây chằng sẽ càng bị kéo căng gây đau nhức.
- Sảy thai: Mẹ bầu sẽ dễ bị vấp ngã khi mang giày cao gót dẫn đến nguy cơ bị sảy thai cao, đây chắc chắn là điều không một mẹ bầu nào mong muốn.
"Việc đeo giày dép cao gót ở phụ nữ mang thai là không được khuyến khích vì có những tác động xấu ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định mẹ bầu vẫn cần sử dụng đến giày cao gót thì nên chọn những đôi dép thoải mái, đế vuông, có phần quai chắc chắn, tránh chọn loại có dây buộc rườm rà,... để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi", bác sĩ Thành nhắn nhủ.
Nguồn: https://giadinhonline.vn/ke-thu-tham-lang-nhieu-ba-bau-gap-phai-trong-thai-ky-d201791.html..
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?


-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá
-
Bác sĩ cảnh báo 5 bộ phận trên con lợn càng ăn nhiều càng hại sức khỏe, ruột già xếp cuối danh sách




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển