Phiên tòa dự kiến kéo dài 20 ngày, được trưng dụng 3 phòng liên tiếp để xét xử với gần 50 luật sư; với 36 bị cáo; 130 người liên quan, chưa kể nhân chứng...
|
Phạm Công Danh sẽ hầu tòa vào hôm nay (19.7). Ảnh: Tân Châu
Chiều 18.7, TAND TP.HCM cho biết mọi công tác chuẩn bị cho phiên tòa ‘đại án’ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng đã hoàn tất.
Do phiên tòa đông người tham gia, Tòa đã trưng dụng phòng xử án A của Tòa làm phòng xử án chính. Đây cũng là nơi có HĐXX, bị cáo, luật sư và người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan.
Liền kề với phòng xử án A là khoảng trống, Tòa trưng dụng, bố trí ghế ngồi để các nhân chứng và người dự tòa ngồi. Đây là nơi người dự tòa có thấy trực tiếp HĐXX nhưng khá xa, vì vậy Tòa bố trí thêm 1 màn hình tivi và truyền trực tiếp từ phòng A sang.
Riêng báo chí sẽ ngồi đưa tin tòa tại phòng xử án B - liền kề 2 phòng nói trên và sẽ theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi.
Tòa cũng cho biết, vào mỗi đầu giờ xử án, HĐXX sẽ cho phép báo chí vào phòng A tác nghiệp, sau đó các phóng viên sẽ trở về phòng B để theo dõi phiên tòa.
Đây là phiên tòa ‘đại án’ lớn được đưa ra xét xử trong thời gian gần đây. Trước đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã hoàn tất Kết luận điều tra (giai đoạn 1), chuyển VKSND Tối cao truy tố các bị can ra Tòa án.
Đồng tình với Kết luận của Cơ quan điều tra, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng, ủy quyền cho VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại TAND TP.HCM.
Theo cáo trạng mà VKS sẽ công bố vào phiên tòa ngày 19.7, Ngân hàng Xây dựng (VNCB) được Ngân hàng nhà nước chấp thuận chủ trương Phương án tái cơ cấu ngày 6.9.2012. Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB và đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân.
Phạm Công Danh đã lập 29 doanh nghiệp nhờ người thân, quen của Danh đứng tên làm giám đốc, đứng tên sở hữu cổ phần của VNCB. Phạm Công Danh quản lý toàn bộ con dấu, Giấy chứng nhận cổ phần của VNCB. Từ sự điều hành của Phạm Công Danh, VNCB đã thiệt hại trên 9 nghìn tỷ đồng.
Cáo trạng của VKS truy tố 5 bị can tội “Cố ý làm trái…” gây thiệt hại 7 nghìn tỷ đồng, ngoài Phạm Công Danh thì còn có 4 bị can khác là Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn và Nguyễn Thị Kim Vân.
Các bị can đã lập hồ sơ khống nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNBC 62 tỷ đồng; Lập hồ sơ khống thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10 gây thiệt hại 182 tỷ đồng; Thuê trụ sở ở đường Sư Vạn Hạnh gây thiệt hại 400 tỷ đồng; Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5 nghìn tỷ đồng nhưng không được sự đồng ý của chủ tài khoản và không có chữ ký của chủ tài khoản; Rút 300 tỷ đồng không có hồ sơ vay; Rút 903 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu.
Theo Cơ quan điều tra, Phạm Công Danh và các bị can đã gây thất thoát cho VNBC từ hành vi “Cố ý làm trái…” là 7 nghìn tỷ đồng.
Có 33 bị can bị truy tố tội “Vi phạm về cho vay…”, gây thiệt hại 2 nghìn tỷ đồng, cáo trạng cho rằng ở tội danh này, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã cho 14 Cty vay 14 nghìn tỷ đồng. Đáng lưu ý là tài sản đảm bảo được nâng khống về giá trị.
Về tội “Thiếu trách nhiệm…” có 4 bị can là Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh. 4 bị can này là thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNBC, để xảy ra việc Phạm Công Danh và các đồng phạm rút số tiền gần 19 nghìn tỷ đồng, ngoài trách nhiệm của Tổ giám sát, còn của các cơ quan liên quan.
Về tội “Cố ý làm trái…” và “Vi phạm quy định…” có 7 bị can là Phạm Công Danh; Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB); Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn); Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang); Nguyễn Quốc Viễn (nguyên Trưởng ban Kiểm soát VNCB); Phan Minh Tùng (nguyên phụ trách Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh) và Bạch Quốc Hảo (nguyên Phó giám đốc Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của VNCB).
4 bị can bị truy tố tội danh “Cố ý làm trái…” là Phạm Văn Thép (nguyên Giám đốc Công ty An Phát); Trần Văn Bình (nguyên Tổng giám đốc Công ty Trung Dung); Nguyễn Thị Kim Vân (nguyên Giám đốc Công ty Hương Việt) và Lê Công Thảo (nguyên Giám đốc Trung tâm CNTT VNCB).
25 bị can bị truy tố tội Vi phạm quy định về cho vay…” gồm Lê Khắc Thái (nguyên Phó giám đốc VNBC Chi nhánh Sài Gòn); Hoàng Việt Thắng (nguyên Phó giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) và các bị can nguyên là cán bộ của 2 chi nhánh VNCB Sài Gòn, Lam Giang cùng giám đốc các công ty do Phạm Công Danh lập ra.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Trường hợp nào được vượt đèn đỏ mà không lo bị CSGT xử phạt trong năm 2025?
- Chi tiết tất cả các lỗi vi phạm giao thông sẽ bị tăng mức xử phạt từ 1/1/2025
- Cận Tết Nguyên Đán, đây là 5 chiêu lừa đảo mới dễ mắc bẫy, biết để tránh mất tiền
- Từ 1/1/2025, người đi xe máy cần biết quy định mới này, tránh bị CSGT phạt nặng
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?