Công tác khắc phục hậu quả vụ mìn nổ tại mỏ đá Núi Trượt (Hải Phòng) trưa 21/5 chưa hoàn tất thì cuối ngày lại xảy ra vụ lở đá. Tai nạn kép đã làm 9 người thiệt mạng.
|
Bà Từ Thị Phạt (trái), mẹ của nạn nhân Hoàng Văn Bình, khóc thương con trai thiệt mạng trong vụ nổ mìn khai thác đá. (Ảnh: Thân Hoàng)
Trưa 21/5 đã trở thành thời khắc đau buồn đối với người dân xã Lại Xuân (Thủy Nguyên, Hải Phòng) khi chứng kiến vụ nổ mìn khai thác đá làm sáu công nhân thiệt mạng và bốn người bị thương nặng. Các nạn nhân này đều là công nhân khoan đá của Liên hiệp hợp tác xã khai thác chế biến khoáng sản Cường Thịnh và Công ty TNHH vật liệu xây dựng Quyết Tiến. Không khí đau thương, kèn điếu, cờ tang... bao trùm khắp xã.
Núi Trượt, nơi xảy ra vụ nổ mìn. (Ảnh: Hải Phong)
Tiếng nổ như núi lở
Ngoài số người bị đá đè chết, có khoảng 20 công nhân đang làm việc tại núi Trượt chạy thoát. Anh Đỗ Mạnh Quang (26 tuổi, ở xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên) - người bị thương nhẹ nhất được bác sĩ chẩn đoán chấn thương cột sống thắt lưng ngoài, đang nằm điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp - kể lại: “Chúng tôi đang khoan đá dưới chân núi thì một tiếng nổ rung trời vang lên. Tôi thấy trời tối sầm lại, các khối đá trên núi rơi xuống, đất ở dưới chân thì rung lắc, bụi bay mù mịt. Cứ thế tôi ngất lịm đi, vào đến viện tôi mới biết mình thoát chết”.
Clip hiện trường vụ nổ mìn phá đá tại khu vực Núi Trượt
Chưa hết bàng hoàng sau khi thoát nạn từ vụ nổ mìn khai thác đá, anh Nguyễn Tiến Ý, em trai của một nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ nổ mìn, hãi hùng kể: “Khoảng hơn 10h tôi đang vác đá bên khu Đồng Thịnh. Chúng tôi chuẩn bị nghỉ vì thấy trời tối đen, cơn dông đang kéo đến. Tôi nghe một tiếng nổ sấm sét vang trời rồi hàng loạt tiếng nổ mìn ở các khu làm đá vang lên. Thấy các khối đá ở bên máng số hai của Liên hiệp hợp tác xã Cường Thịnh lăn xuống, tôi hét lên để mọi người cùng chạy”. Kể đến đây anh Ý nấc lên không thành tiếng: “Khi đã hết tiếng nổ mìn, tôi liền chạy sang khu máng hai để tìm anh trai nhưng đau đớn quá. Họ đưa thi thể anh tôi xuống mà hình hài không còn được nguyên vẹn”.
Khu vực núi Trượt, nơi xảy ra vụ nổ mìn khiến sáu người thiệt mạng. (Ảnh: Hải Phong)
Tang thương xóm nghèo
Con đường từ đầu thôn Pháp Cổ đến cuối thôn dài chưa đầy 3km mà cùng một lúc có ba đám tang. Pháp Cổ là thôn có nhiều nạn nhân thiệt mạng nhất trong vụ nổ mìn khai thác đá ngày 21/5 với ba người, tất cả đều là đàn ông, những trụ cột chính trong gia đình. Từ bao đời nay người dân ở Pháp Cổ đều sống nhờ nghề khoan đá, vác đá thuê. Rủi ro với họ luôn thường trực nhưng họ không thể nghĩ rằng có ngày núi đá lại cướp đi cùng lúc sáu mạng người.
Tai nạn kép Trong khi công tác cứu nạn vụ mìn nổ trưa 21/5 vẫn đang tiến hành thì hơn 16h cùng ngày, cũng tại địa bàn núi Trượt, cách khu vực mìn nổ khoảng 500m, một vụ sạt lở đá đã xảy ra vùi lấp ba công nhân. Vụ tai nạn thứ hai này diễn ra tại khu khai thác đá của Công ty Tân Hoàng An. Đến 21h cùng ngày, thi thể ba công nhân này đã được tìm thấy và đưa về quê (Lương Sơn, Hòa Bình) mai táng. |
Ngày 21/5, tất cả người dân ở Pháp Cổ đều bỏ hết công việc chợ búa, đồng áng để tập trung lo tang lễ cho những người hàng xóm xấu số. Hoàn cảnh gia đình của cả ba nạn nhân ở đây đều éo le. Từ khi biết tin chồng thiệt mạng trong vụ nổ mìn, chị Nguyễn Thị Thơ, vợ của nạn nhân Hoàng Văn Bình (41 tuổi), ngất lên ngất xuống.
Nằm vật vã bên quan tài chồng, chị Thơ khóc: “Vác đá cực nhọc mỗi ngày cũng chỉ được 100.000 đồng thôi, vậy mà sao chồng tôi cũng không được sống”. Hai con trai của vợ chồng chị Thơ, một đang học Cao đẳng Công nghệ Hải Phòng, một đang là học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Ích Mộc. Đã 10 năm nay anh Bình lên núi vác đá kiếm tiền nuôi con ăn học, còn chị Thương ở nhà làm ruộng. Giờ đây gánh nặng mưu sinh và ước mơ nuôi con ăn học thoát nghèo của vợ chồng anh Bình cũng đã bị gãy vụn, chôn vùi trong đá.
Mẹ của anh Bình, bà Từ Thị Phạt (75 tuổi), ngồi nhìn thi thể con trai nằm trong áo quan, rồi lại quay sang con dâu đang ngất lịm dưới nền nhà mà khóc không thành tiếng. Bà Phạt bảo: “Gần 20 năm nay nó lên núi vác đá không có ngày nào tôi không lo ngay ngáy. Từ năm ngoái tôi đã bảo nó thôi không làm đá nữa vì giờ sức yếu mà nghề này thì nguy hiểm lắm. Nó nói cố nốt năm nay để thằng lớn học xong mà giờ nó chết thảm quá”.
Cùng chung nỗi lo tương lai của những đứa con, anh Nguyễn Tiến Anh (32 tuổi, thôn Pháp Cổ) đã hơn 12 năm đổ mồ hôi trên núi Trượt. Và ước mơ cho các con học hành giờ như tắc nghẹn giữa chừng khi anh nằm lại núi đá, để lại người vợ trẻ cùng đứa con trai lớn mới 7 tuổi, con thứ hai 6 tuổi, còn đứa con thứ ba đang thành hình trong bụng mẹ, chưa kịp chào đời đã mồ côi cha. Bên quan tài của bố, hai đứa con anh cứ cầm chiếc điện thoại của bố úp vào tai: “Alô bố về ăn cơm”.
Chị Nguyễn Thị Thơ khóc ngất bên quan tài chồng. (Ảnh: Thân Hoàng)
Mìn nổ do sét đánh?
Ông Hoàng Long Ngân, cán bộ quản lý Liên hiệp hợp tác xã khai thác chế biến khoáng sản Cường Thịnh, cho biết vụ nổ mìn xảy ra khoảng 10h30, lúc đó có gần 20 công nhân đang khoan đá trên núi. Theo ông Ngân, lý do của vụ nổ mìn bất ngờ này ban đầu được xác định có thể là sét đánh kích điện các ngòi nổ. “Lúc đó trời không mưa nhưng mây đen kịt. Tôi thấy có một tiếng sét giật vang lên rồi ngòi mìn ở các khu Quyết Tiến, Đồng Thịnh, An Trơn... đồng loạt nổ. Một số công nhân bị đá đè, còn một số thì bị bắn ra ngoài” - ông Ngân kể.
Ông Đồng Minh Túy, chủ nhiệm Liên hiệp hợp tác xã khai thác chế biến khoáng sản Cường Thịnh, cho biết mỗi ngày công ty cho bắn mìn khoảng 11h trưa. Ngày 21/5, các ngòi nổ đã được “nhồi” vào chân núi đá để chuẩn bị bắn mìn phá đá. “Tôi nghe người của công ty báo cáo lại là lúc này công nhân chuẩn bị nghỉ để tiến hành bắn mìn nhưng sét đánh đã kích điện các ngòi nổ khiến mìn nổ hàng loạt” - ông Túy nói.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, khu vực núi Trượt đã được các lực lượng chức năng phong tỏa, cấm đường lên núi. Lực lượng Công an huyện Thủy Nguyên đã đến hiện trường nhưng chưa thể tiếp cận điều tra vì khả năng vẫn còn nhiều ngòi mìn sót lại chưa kích nổ. Ông Lê Minh Luật, bí thư Huyện ủy Thủy Nguyên, đã tới hiện trường để chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ, giải quyết hậu quả. Ông Luật cho biết đã đề nghị Công an huyện Thủy Nguyên vào cuộc điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.
Gia đình mỗi nạn nhân thiệt mạng được hỗ trợ hơn 100 triệu đồng Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, Công ty Quyết Tiến và Liên hiệp hợp tác xã Cường Thịnh hỗ trợ mỗi nạn nhân thiệt mạng 100 triệu đồng. UBND TP. Hải Phòng hỗ trợ 5 triệu đồng/người chết, 2 triệu đồng/ người bị thương. UBND huyện hỗ trợ 5 triệu đồng/người chết, 2 triệu đồng/người bị thương. |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?