Dư luận đang rất băn khoăn vì sao lại chọn đặt ga tàu ở vị trí nhạy cảm như vậy?
Ga tàu điện ngầm dự kiến sẽ nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, sát Hồ Gươm |
Sở QH-KT TP Hà Nội kiến nghị UBND TP chấp thuận địa điểm quy hoạch ga C9 (thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội), ngay sát Hồ Gươm.
Vị trí quá nhạy cảm
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, có chiều dài tuyến 11,5km, trong đó, 8,5km đi ngầm và 3km đi trên cao. Toàn tuyến có 10 ga gồm 7 ga đi ngầm và 3 ga trên cao. Dự án được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012-2017. Giai đoạn đến năm 2017 dự kiến đoàn tàu có 4 toa và tăng lên 6 toa sau đó. Tuyến bắt đầu từ Nam Thăng Long (Khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Riêng đoạn qua khu phố cổ, Hồ Gươm và các phố phụ cận được bố trí đi ngầm.
Do tính chất đặc biệt của khu vực này, vẫn còn ý kiến chưa đồng thuận với vị trí đặt ga C9 sát Hồ Gươm. Một chuyên gia lâu năm về quy hoạch – kiến trúc Hà Nội (không nêu tên) cho biết, công trình sẽ đi qua dọc tuyến phố cổ và “trồi” lên ở sát Hồ Gươm như vậy sẽ có những bất lợi về mặt kiến trúc, cảnh quan cũng như ảnh hưởng tới sự an toàn của hàng nghìn nhà cổ ở khu vực này. Thêm nữa, bản thân Hồ Gươm đã là khu vực đặc biệt của Thủ đô và cả nước, luôn được bảo vệ nghiêm ngặt lâu nay. Đã có trên 20 công trình từng “lăm le” xây sát mặt hồ nhưng đều bị chặn lại. Ngay cả các công trình công cộng quy mô nhỏ như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh cũng không được phép xây dựng hoặc phải di dời để giữ gìn cảnh quan chung Hồ Gươm.
Cũng theo vị chuyên gia này, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã định hướng mở rộng trụ sở UBND TP Hà Nội sau khi di dời trụ sở EVN Hà Nội. Khu vực này cũng là ô đất duy nhất quanh hồ có thể bố trí khu cảnh quan công viên, cây xanh. Quy hoạch chung cũng đã xác định, Hồ Gươm là trung tâm hành chính, chính trị của TP Hà Nội. Ngoài ra, TP Hà Nội đang có kế hoạch biến đường xung quanh Hồ Gươm thành phố đi bộ, vậy, nếu đặt ga trên phố Đinh Tiên Hoàng, hành khách sẽ phải đi bộ bao lâu mới có thể quay trở lại lộ trình của mình? Như vậy, nếu lấy nốt ô đất để xây dựng ga metro ở vị trí đề xuất, liệu có phù hợp? “Tôi cho rằng, chúng ta nên xem xét lại việc chọn ví trí này để làm ga metro” – vị này nói.
Không còn cách nào khác
Theo Phó Giám đốc Sở QH-KT Dương Đức Tuấn, từ năm 2008, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án chọn vị trí ga C9 tại vườn hoa trước Đền Ngọc Sơn, gần khu vực đền Bà Kiệu. Thời điểm năm 2010, các nghiên cứu mới lại đưa ra 3 phương án địa điểm quy hoạch ga C9. Cụ thể, phương án A vẫn là vườn hoa trước Đền Ngọc Sơn, gần khu vực đền Bà Kiệu; phương án B cách vị trí phương án A 60m về phía Nam, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước EVN Hà Nội; phương án C cách vị trí A 185m, nằm dưới khu phố cổ, bao gồm cả Nhà hát múa rối Thăng Long.
So sánh các phương án trên, các chuyên gia cho rằng, phương án B là hợp lý nhất bởi giảm thiểu tác động và bảo tồn khu vực di tích của Hồ Gươm (Tháp Bút, đền Bà Kiệu), lại có khả năng tiếp cận thuận tiện tới vườn hoa Lý Thái Tổ, Bưu điện TP và khu phố thương mại Tràng Tiền. Phương án B cũng đã được Bộ VH-TT&DL thống nhất. Trong khi đó, phương án C được cho là “kém khả thi” và “phải di dời rất nhiều hộ dân trong khu phố cổ”.
Cũng đồng tình khu vực Hồ Gươm và phụ cận có tính chất đặc thù, với không gian kiến trúc cảnh quan đặc biệt, gồm rất nhiều công trình có giá trị về văn hóa – lịch sử, là nơi đặt trụ sở các cơ quan đầu não chính trị - hành chính của UBND TP, song Sở QH-KT lại cho rằng, việc bố trí ga C9 tại vị trí trên sẽ “tạo điều kiện để hành khách tiếp cận thuận tiện đến các địa điểm có giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội tạo động lực phát triển Thủ đô”.
Do còn ý kiến chưa thực sự đồng thuận, thực hiện chỉ đạo của TP về việc rà soát lại địa điểm quy hoạch ga C9, Sở QH-KT đã tổ chức họp liên ngành thành phố, các địa phương và cơ quan liên quan. Theo Phó Giám đốc Dương Đức Tuấn, “các ý kiến cơ bản thống nhất giữ nguyên vị trí nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội”. Phương án này được đánh giá là “phù hợp định hướng đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đảm bảo các vấn đề pháp lý và khả thi”. Sở QH-KT cũng nhấn mạnh: “Nếu không bố trí ga C9 tại vị trí đã nêu hoặc điều chỉnh vị trí khác, sẽ làm thay đổi hướng tuyến của tuyến đường sắt số 2, cũng như phải nghiên cứu trình duyệt lại dự án đầu tư”.
Di dời trụ sở EVN Hà Nội Nhắc tới chủ trương di dời trụ sở cơ quan Nhà nước khỏi trung tâm theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (trong đó, có khu đất của EVN Hà Nội), Sở QH-KT kiến nghị UBND TP đề nghị EVN Hà Nội xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai từng bước, đảm bảo theo đúng định hướng quy hoạch. |
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?