Đừng để Brownout biến chúng ta thành những “zombie công sở”
Thứ năm, 04/01/2018 15:02

Áp lực và mệt mỏi là những điều khá quen thuộc của giới văn phòng. Thế nhưng, điều này chưa thật sự đáng sợ bằng hội chứng Brownout gây “ám ảnh kinh hoàng”.

Vậy đây là gì mà “ghê gớm” đến thế? Cùng tìm hiểu với Trưởng phòng Nhân sự Công ty Tuyển dụng và Tìm kiếm việc làm hàng đầu Việt Nam CareerLink.vn để có cách phòng tránh hữu hiệu nhất.

Cập nhật thông tin việc làm mới nhất tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh 

careerlink-41-xahoi.com.vn-w580-h305

Bạn đã hiểu đúng về “bom nguyên tử” Brownout chưa?

Nhiều người thường nghĩ rằng chuyện kiệt sức khi làm việc là điều thường thấy ở bất kì ai, chẳng có gì đáng sợ. Nhưng khi hiểu thật sự về khái niệm “Brownout”, chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi lo lắng.

Brownout theo nghĩa đen chính là sự sụt giảm năng lượng. Trong cuộc sống công sở, Brownout ám chỉ cho việc cạn kiệt nguồn năng lượng, cảm giác chán nản vồ vập khiến con người chẳng còn thiết làm việc nữa.

Làm sao để nhận biết “căn bệnh” này?

Cách để nhận biết Brownout chính là khi bạn thấy rằng nhân viên của mình hoàn toàn khỏe mạnh, vẫn có năng lượng để làm việc nhưng ý chí không còn. Brownout thường gặp phải ở những nhân viên xuất sắc, những người làm việc rất tốt và nó cũng là rào cản lớn với nhiều tập thể khiến họ chỉ dậm chân tại chỗ.

Nếu việc kiệt quệ về sức lực có thể “trị” bằng những ngày nghỉ hay bổ sung năng lượng thì “căn bệnh ám ảnh” này lại dài hơi và có hiệu ứng lâu hơn. Dấu hiệu của Brownout không biểu hiện rõ ràng nên rất khó để nhà quản lý có thể nhận biết được nhân viên bạn quản lý có đang gặp tình trạng đó hay không.

Và điều gì cũng sẽ có cách xử lý và ngăn chặn, Brownout không ngoại lệ! Không chỉ nhà quản lý mà mỗi người nên nắm rõ cách giải quyết và ngăn chặn Brownout để không ảnh hưởng đến tương lai của chính mình nói riêng và cả tập thể nói chung.

Cách tự mình giải quyết “mối hiểm họa” Brownout

Nếu phát hiện mình mắc phải Brownout, đừng bao giờ chờ đợi có ai đó xuất hiện kéo bạn ra khỏi “vũng lầy” mà đối mặt với chính bản thân để vực dậy chính mình. Hãy tự hỏi rằng công việc hiện tại đang quá đơn giản hay do khả năng mình quá kém cỏi? Tuy nhiên, đây là hội chứng thường gặp ở nhân viên xuất sắc nên đa phần lý do sẽ là công việc dễ dàng, dẫn đến nảy sinh tâm lý không muốn làm vì không đủ tầm.

Khi bạn cảm thấy công việc nhàm chán, không buồn “động tay động chân” để giải quyết thì đừng ngần ngại đề cập với lãnh đạo giao cho mình những thử thách “to lớn” hơn, trách nhiệm nặng nề hơn. Nếu họ không thể cung cấp những gì bạn cần, đã đến lúc bạn cần môi trường thử thách mới, một nơi chắp cánh cho những ý tưởng của bạn bay xa hơn.

Cách phòng ngừa Brownout trong tập thể

Một nhân viên xuất sắc trong tập thể mắc phải Brownout sẽ khiến chất lượng công việc xuống cấp trầm trọng. Là sếp, bạn đừng ngồi chờ phát hiện ra bệnh mới ra tay xử lý mà nên tìm cách phòng ngừa Brownout trong môi trường công sở ngay từ bây giờ.

Môi trường làm việc đầy thử thách

Người sếp thông minh sẽ biết rằng việc giao nhiều hơn số công việc thường ngày sẽ không khiến nhân viên giỏi thích thú mà chỉ gây hiệu quả ngược mà thôi. Có một sự thật rằng, nhân viên giỏi cảm thấy chán nản với công việc được giao chính vì nó có quá ít thử thách, khiến họ không có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng cũng như tìm kiếm xu hướng phát triển, những cơ hội để cải thiện bản thân.

Do đó, đối với những nhân sự xuất sắc, đừng yêu cầu họ làm nhiều những vấn đề nhàm chán, hãy hỏi ý kiến họ về những kế hoạch phức tạp hơn và thậm chí là cả những vấn đề công ty đang gặp phải. Giao cho họ một sứ mệnh phát triển mới đầy khó khăn và thách thức là cách khiến họ cảm thấy hứng thú “xông pha” vào công việc trở lại. Gò bó trong một môi trường nhất định là con đường ngắn nhất dẫn đến “Brownout”.

Khen thưởng đúng người, đúng thời điểm

Nhân viên sẽ cảm thấy “hơi một chút” tủi thân khi hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhưng không một ai ngó ngàng hay một lời khích lệ tinh thần. Điều này nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến ý chí của con người có phần “gục ngã”, và Brownout sẽ là vấn đề dễ mắc phải. Vì thế, một phần thưởng, lời khen sẽ là cách khích lệ tinh thần hữu hiệu nhất cho bất kì ai. Hoặc đôi khi chỉ một lời khen ngợi, một câu nói ấm lòng từ cấp trên cũng có thể làm những nhân viên xuất sắc thấy có động lực hơn.

Brownout tuy đáng lo nhưng không quá đáng sợ. Đừng tự o ép bản thân hay bất kì ai trong một góc, hãy trao cơ hội và rồi sự chuyển biến tích cực sẽ như phép màu tìm đến bạn mà thôi.

HX (Theo Nld.com.vn)

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: Brownout , Công sở , CareerLink