Bánh Tsukimi - Dango của Nhật Bản
Vào ngày trung thu, người Nhật bày bánh Tsukimi - Dango theo hình tam giác trên kệ gỗ, bên cạnh một số loại quả (Ảnh minh họa)
Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko) loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa.
Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa (Ảnh minh họa)
Vào ngày rằm trung thu Otsukimi, bánh Tsukimi - Dango được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là chiếc bình trang trí bằng cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. Sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn, vừa ngắm trăng. Ở một số nơi người ta cho rằng bánh Dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn.
Ở một số nơi người ta cho rằng bánh Dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn (Ảnh minh họa)
Bánh Songpyeon của Hàn Quốc
Nếu như người Việt Nam, Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì người lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Bởi “trăng khuyết rồi sẽ tròn” như là sự sinh sôi, nảy nở. Và đó là lý do tại sao những chiếc bánh được nặn theo hình lưỡi liềm.
Bánh có hình lưỡi liềm tượng trưng cho trăng khuyết...
Làm bánh rất đơn giản, gần giống như cách làm bánh trôi nước của người Việt Nam. Chỉ cần chuẩn bị một ít bột gạo, đậu xanh, đường, và lá thông rồi nhồi bột cho thật kỹ với nước cho đến khi bột không dính vào tay. Ngoài bánh màu trắng, người còn làm bánh màu hồng từ trái dâu, màu xanh đậm từ lá ngải cứu, màu vàng từ bí đỏ,… Bánh sau khi nặn được cho nhân đậu vào giữa, nặn bánh thành hình bán nguyệt rồi cho vào nồi hấp với một ít lá thông tươi. Chính mùi hương thanh thanh, nhẹ nhàng mà lãng đãng của lá thông tươi sẽ khiến cho món thật sự đặc trưng làm người ta nhớ mãi khi thưởng thức.
Chính mùi hương thanh thanh, nhẹ nhàng mà lãng đãng của lá thông tươi sẽ khiến cho món thật sự đặc trưng làm người ta nhớ mãi khi thưởng thức (Ảnh minh họa)
Theo ghi chép của đại học gia Lee Saek thuộc triều đại Goryeo (Cao Ly) vào cuối thế kỷ thứ 14, thì cái tên bánh Tteok Songpyeon chưa được nhắc đến, nhưng có nội dung đề cập đến một loại bánh có cách chế biến tương tự với bánh Tteok Songpyeon. Phải đến thế kỷ thứ 18, mới tìm thấy nội dung bánh Tteok Songpyeon được ăn vào ngày Tết Trung Thu và được bày lên mâm cơm cúng trong cuốn Đông Quốc Tuế Thời Ký.
Bánh Trung thu của Trung Quốc
Nói đến món ăn trong dịp tết trung thu, không thể không kể đến bánh trung thu. Có thuyết nói rằng bánh trung thu bắt nguồn từ cuối đời Nguyên đầu đời Minh. Cuối đời Nguyên, khởi nghĩa nông dân bùng nổ, Chu Nguyên Chương là thế lực lớn mạnh nhất. Khi đó lãnh tụ khởi nghĩa ở Thái Châu, Giang Tô là Trương Sĩ Thành (cũng có người nói là mưu sĩ Lưu Bá Ôn của Chu Nguyên Chương) lợi dụng phong tục tặng bánh trong dịp tết trung thu của người dân, liền làm một loại bánh có nhét một mảnh giấy bé vào trong, ghi dòng chữ “Bát nguyệt thập ngũ dạ sát Thát tử” (đêm 15 tháng 8 giết giặc Thát Đát – tức quân Nguyên). Dân chúng truyền tay nhau, hẹn nhau cùng giết giặc.
Bánh trung thu hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, ý nghĩa đó là bắt nguồn từ đời nhà Minh (Ảnh minh họa)
Từ đó, bánh trung thu trở thành món ăn truyền thống trong dịp tết trung thu. Thậm chí cho đến cuối thế kỉ XIX, trong bánh trung thu vẫn còn để một mảnh giấy theo đúng phong tục xưa. Bánh trung thu hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, ý nghĩa đó là bắt nguồn từ đời nhà Minh.
Ngày nay, bánh trung thu có nhiều hình dạng hơn, có cả hình vuông, hình các con giống… Đặc biệt ở Việt Nam có thêm bánh dẻo, còn ở Trung Quốc hiện nay chỉ có bánh nướng.
Bánh nướng Hopia của người Philippines
Bánh trung thu của người Philippines là những chiếc bánh nướng đơn giản, tuy không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng cũng vô cùng hấp dẫn bởi phần nhân phong phú. Nào là bánh đậu xanh, thịt heo, khoai lang tím… Thoạt nhìn, bánh hơi giống bánh bao.
Bánh trung thu của Philippines thoạt nhìn, bánh hơi giống bánh bao (Ảnh minh họa)
Bánh độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn. Người ta có thể tự làm bánh thủ công tại nhà nếu có lò nướng hẳn hoi. Bánh ngon là khi bẻ ra, bột bánh thật mỏng, để lộ phần nhân khá hấp dẫn.
Bánh trung thu Đài Loan
Loại bánh truyền thống được làm với nhân khoai lang. Khi văn hóa du nhập phát triển, có thêm nhiều vị mới như kem, trà xanh, sôcôla.
Bánh trung thu truyền thống của Đài loan được làm với nhân khoai lang (Ảnh minh họa)
Bánh nướng, bánh dẻo của Việt Nam
Bánh trung thu của người Việt khá giống người Hoa - cha đẻ của lễ hội Trung thu được toàn thế giới biết đến. Tuy nhiên, phần nhân bánh do đặc trưng riêng của mỗi nơi mà có khác nhau từ bánh nhân sen đậu xanh, bánh nhân khoai môn đến bánh gà quay, bánh thập cẩm…
Bánh trung thu có sức cuốn hút mãnh liệt đến thế bởi hương vị bánh là sự hội tụ của cả tinh hoa đất trời mùa thu. Vỏ bánh dẻo sẽ không thể thơm nếu thiếu đi mùi hương hoa bưởi phảng phất nhẹ nhàng. Hoa bưởi phải được hái từ đầu mùa, chọn đúng những bông chưa vướng nước mưa, có thế hương hoa mới nồng, vị hoa mới đậm, đem về kết hợp cùng một số vị thuốc Bắc cất cách thủy kỹ mới tạo thành thứ tinh dầu đậm đặc nguyên chất nhất. Đến nay, ở nhiều cơ sở sản xuất còn đưa vào vỏ bánh dẻo cả hương dầu chuối, hương lựu hay hương va ni, nhưng theo nghệ nhận, chỉ có kết hợp hương hoa bưởi với bột bánh mới tạo được hương thơm truyền thống tinh túy nhất của bánh dẻo.
Bánh trung thu là sự hội tụ tinh hoa của đất trời mùa thu (Ảnh minh họa)
Làm nên những chiếc bánh trông trăng, chỉ cần người nghệ nhân thờ ơ hay dễ dãi một chút thôi thì sẽ đánh mất vị ngon đặc trưng cổ truyền. Chất bột đậu xanh nguyên chất làm nên nhân bánh dẻo, bánh nướng cũng phải kén đúng giống đậu trồng ở bãi đất phù sa Sông Hồng. Những quả quất hồng bì phải ở độ chín vừa phải, không non cũng không già, sau khi nặn hết hột, luộc xong mới đưa vào xào cùng đường qua vài lần để hương quất cùng vị đường ngấm vào. Ngay cả quả trứng muối dùng làm nhân bánh cũng phải lựa chọn giống trứng tươi vừa mới được đẻ sau một ngày, rửa trứng cho thật sạch rồi tiến hành muối bằng gio trong vòng hai tháng, có thế lòng trứng mới đỏ, vị trứng mới ngậy, mới thơm.
Bánh dù được làm theo kiểu nào thì cũng có tạo hình khá bắt mắt bởi nó được đúc ra từ loại khuôn có hoa văn đẹp mắt, tinh xảo. Thưởng thức bánh thì luôn kèm theo trà mới đúng điệu.