Đau lòng cảnh con trai trốn nợ, mẹ 67 tuổi bán bánh đêm kiếm tiền trả nợ

Trong nhiều năm qua, bà Li Xueying 67 tuổi chưa bao giờ từ bỏ việc bán bánh để trả nợ và ngưng việc tìm kiếm con trai của mình.

Bà Li Xueying đã đi đến các cơ quan quản lý vấn đề dân sự xin họ hỗ trợ để tìm con trai mình và thậm chí, bà đã nhờ cơ quan quản lý an toàn giao thông kiểm tra danh sách các ca tử vong tai nạn giao thông quốc gia. "Sống để nhìn thấy người chết phải tìm thấy xác, mọi người thương tôi và họ nghĩ tôi sẽ phải thất thất vọng, nhưng tôi nghĩ rằng con trai ông vẫn còn sống”, Bà tâm sự. Giờ đây, bà Li Xueying bị đục thủy tinh thể một bên mắt, chân không còn nhanh nhẹn, nhưng bà vẫn cố giữ nguyên vẹn ngôi nhà cũ của mình: "Hãy để tôi sống tại căn nhà này và nếu tôi chết hãy chôn tôi ngay tại đây, tôi chỉ sợ khi tôi chết mà không thể chờ được thấy con trai của mình trở lại." Bà ngẹn ngào.

 Vào năm 2007, con trai của bà nợ hơn 700.000 nhân dân tệ vì áp lực nợ không thể chịu nổi và đã phải chạy chốn khỏi các chủ nợ, bà mẹ Li Xueying đã làm mọi điều để có thể giả nợ cho con và mong cậu sớm trở về nhà. Hàng ngày bà đi làm thuê, tối về bà cố bán những chiếc bánh để kiếm tiền, và cuối cùng thì bà cũng trả hết nợ. Hiện tại, sức khỏe của bà đi xuống do tuổi tác và do công việc vất vả nhưng bà vẫn đi bán những chiếc bánh để tìm con trai mình.

Mỗi đêm, bà bán những chiếc bánh tự làm trên phố cho mọi người cho đến khoảng hai hoặc ba giờ sáng. "Trong hai ngày qua, tôi bán hết muộn vào ban đêm, tôi cảm thấy chóng mặt, người không được khỏe. Ông già hàng xóm khuyên tôi nên nghỉ bán buổi đêm và phải chăm sóc bản thân để có sức khỏe chờ con trai về nhà. Và vì niềm tin con trai tôi sẽ trở về đã giúp tôi luôn vực dậy mỗi khi mệt mỏi và buồn chán.”

"Tôi hỏi xung quanh về con trai của mình nhưng cuối cùng chẳng có gì hết, ngay cả những người chủ nợ họ cũng không có tin tức gì".  Bà Li Xueying lưu lại thông tin vào hộp cát tông giấy những gì cuối cùng mà con bà để lại: tên chủ nợ và số tiền nợ với những nét chữ viết con số nguệch ngoạc.

Hiện tại, "Tôi không thể ngủ vào ban đêm, vị nỗi ám ảnh sợ tai nạn”. Bà Li Xueying bắt đầu làm công việc lặt vặt ở khách sạn, 12 giờ một ngày. Trong tháng 6/2013, bà vô tình bị ngã xe và gãy xương chân phải trên đương đi về nhà. Công việc và thu nhập cũng bị mất theo đó. Cuối cùng, bà phải chuyển công việc bán đồ ăn nhẹ trong ngày cho những người già, và làm bánh để  bán vào buổi tối.

Bà Li Xueying nói rằng, sau khi con trai tốt nghiệp đại học trở về từ Hợp Phì, Tô Châu, nó làm việc trong một tổ chức công cộng. Tuy nhiên, trong tháng 7/ 2006, Bà Li Xueying đột nhiên nhận ra rằng con trai mình vì cổ phiếu và các lý do khác đã chịu khoản nợ 750.000 nhân dân tệ, đó là khoản tiền rất lớn với gia đình. Khi đối mặt với chủ nợ với những lần đòi tiền liên tiếp, chồng của bà đã rơi vào khủng hoảng tinh thần cao. "Một ngày nọ, ông ấy chết vì bị đột quỵ, và kể từ đó, mọi thứ trong gia đình không còn trở lại bình thường". Năm 2007 con trai bà cũng đột nhiên biến mất, mọi thứ chỉ còn lại duy nhất mình bà xoay xở. Bảy năm sau, và bây giờ bà đã trả hết nợ. Trong số này, ngoài sự nỗ lực giúp đỡ của người cao tuổi, còn có những người thân yêu và người tốt bụng giúp đỡ. Khi bà nhờ được các phóng viên đưa tin để cho con trai mình biết món nợ đã được trả hết, mong cậu sớm trở về thì bà được cộng đồng thương cảm và hỗ trợ tới 10.000 nhân dân tệ. 

Min Li Xueying - cháu gái bà đang kinh doanh tại Tô Châu cho biết: “cô tôi làm mọi thứ để tiết kiệm tiền, và thậm chí cả điện thoại di động không mua. Mặc dù chịu rất nhiều đau đớn, nhưng cô Li Xueying đã không phàn nàn điều gì.”

 "Một số chủ nợ họ rất tốt, họ nói rằng tiền nợ không phải là nhiều và họ đã bỏ qua. Có những người tốt đã cho tiền, cho tôi quần áo và giày dép, thế giới này, vẫn còn nhiều người tốt. Giờ tôi vẫn luôn nghĩ đây là một cơn ác mộng, và khi tỉnh dậy, mọi thứ sẽ trở lại". Bà nghẹn ngào lau nhẹ tấm hình cậu con trai và nhớ lại niềm vui của con trong ngày đầu tiên được mua chiếc xe đạp. Những ký ức đẹp đẽ bên gia đình tại căn nhà cũ luôn dội về với bà.