Giá trị vốn hóa của Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel đạt hơn 47.000 tỷ đồng trong ngày chào sàn chứng khoán.
![]() |
|
Sau chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán hôm nay 25/9 đã có sự điều chỉnh nhẹ. Nhà đầu tư đã có động thái chốt lời khi nhiều cổ phiếu đã tăng giá khá tốt trong thời gian gần đây, thanh khoản toàn thị trường đạt gần 6.300 tỷ đồng. Kết phiên, VN-Index giảm 0,55 điểm xuống 1010,74 điểm, HNX-Index giảm 0,07 điểm xuống 115,52 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục có diễn biến khá tiêu cực và là nguyên nhân chính kéo thị trường đi xuống. Cụ thể, VCB (Vietcombank) giảm 800 đồng, CTG (Vietinbank) giảm 200 đồng, ACB (Ngân hàng Á Châu) giảm 300 đồng, MBB (Ngân hàng Quân đội) giảm 300 đồng.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM (Vinhomes), VIC (Vingroup), BVH (Tập đoàn Bảo Việt) hay VNM (Vinamilk) cũng giảm giá nhẹ khiến chỉ số không thể có được sắc xanh khi chốt phiên giao dịch.
Gần 6.300 tỷ đồng được nhà đầu tư đổ vào thị trường phiên hôm nay
Đáng chú ý, hôm nay 2,24 tỷ cổ phiếu VGI của Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) đã chính thức được niêm yết trên sàn Upcom với giá tham chiếu 15.000 đồng/cổ phiếu. Trong phiên chào sàn, VGI đã hết biên độ lên 21.000 đồng/cổ phiếu với hơn 1,8 triệu đơn vị được khớp lệnh. Với đà tăng này, vốn hóa của Viettel Global tính đến thời điểm hiện tại đã tăng lên hơn 47.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 2 tỷ USD.
Hiện tại, Viettel Global đang có hoạt động kinh doanh tại nhiều thị trường quốc tế, trong đó bao gồm: Đông Timor, Campuchia, Lào, Haiti, Myanmar, Burundi, Mozambique, Tanzania, Cameroon. Tổng doanh thu hợp nhất năm 2017 của Viettel Global đạt 19.023 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kì. Lợi nhuận trước thuế công ty đạt 27 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý I năm 2018, Viettel Global đạt doanh thu 3.943 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 107 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/3/2018, công ty vẫn đang chịu khoản lỗ lũy kế gần 3.600 tỷ đồng.
Một điểm nhấn khác của thị trường là cổ phiếu FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết. Cổ phiếu này khớp lệnh đột biến gần 19,6 triệu đơn vị, chiếm tới 8,45% khối lượng giao dịch trên sàn HOSE và dẫn đầu khối lượng thanh khoản trên toàn thị trường. Kết phiên, FLC tăng 300 đồng (4,96%) lên 6.350 đồng/cổ phiếu. Một cổ phiếu khác của ông Quyết là ROS cũng có mức tăng khá 200 đồng lên 40.700 đồng/cổ phiếu.
Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC.
Với 150,4 triệu cổ phiếu FLC và 382,2 triệu cổ phiếu ROS đang nắm giữ, đà tăng này đã giúp ông Trịnh Văn Quyết có thêm khoảng 121,5 tỷ đồng và nâng khối tài sản chứng khoán lên khoảng 16.511 tỷ đồng, đứng vị trí số 4 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Muốn sống thọ phải nhờ gen bố hay mẹ? Sự thật về tuổi thọ khiến nhiều người bất ngờ!
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Có một xã duy nhất ở TP.HCM không sáp nhập cũng không đổi tên, đó là?
-
NSND Hồng Vân kể về đêm khủng khiếp nhất đời mình liên quan đến cố nghệ sĩ Anh Vũ




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển