Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu dự đoán rằng vào cuối tháng 8/2021, 90% ca nhiễm Covid-19 ở Châu Âu sẽ do chủng virus biến thể Delta gây ra. Đặc điểm của chúng là gì?
|
Hơn một năm rưỡi kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đã có nhiều chủng biến thể thu hút sự chú ý của toàn cầu, trong đó, biến thể Delta được đánh giá là rất dễ lây lan, dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn, biểu hiện lâm sàng thay đổi, v.v.
Trong số đó, virus biến thể Delta rất đáng sợ, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, hiện đang lây lan nhanh chóng ở ít nhất hơn 100 quốc gia. Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu cũng đã dự đoán rằng vào cuối tháng 8/2021, 90% ca nhiễm Covid-19 ở Châu Âu sẽ do chủng virus biến thể Delta gây ra.
Vậy, chúng ta đã hiểu hết sự nguy hiểm của virus biến thể Delta chưa? Hãy chú ý những đặc điểm nổi bật nhất sau đây.
Virus biến thể Delta rất đáng sợ
Các triệu chứng chính của người nhiễm biến thể Delta
Theo thông tin từ kênh BBC đưa tin, dẫn lời Giáo sư Spector, người phụ trách nghiên cứu về các triệu chứng của Covid-19 cho biết, ho, sốt và mất khứu giác hoặc vị giác là những triệu chứng chính của người nhiễm Covid-19, nhưng nếu khi bạn nhiễm virus biến thể Delta thì cảm giác giống như nhiễm trùng cúm hơn.
Phổ biến nhất giống như bạn bị cảm lạnh nặng, nhức đầu, đau họng và chảy nước mũi, và không nhất thiết phải xuất hiện sốt. Mặc dù những triệu chứng này không nghiêm trọng đối với những người trẻ tuổi, nhưng chúng có thể làm lây lan virus và khiến người khác gặp nguy hiểm.
Theo dữ liệu nghiên cứu mới nhất được thu thập bởi ứng dụng "Nghiên cứu triệu chứng Covid-19 ZOE" (The ZOE Covid Symptom Study) của Vương quốc Anh, các triệu chứng của chủng virus biến thể Delta đã thay đổi đáng kể, cụ thể:
Bệnh nhân dưới 40 tuổi:
✅ Đau đầu 66,4%
✅ Đau họng 53,6%
✅ Chảy nước mũi 49,2%
✅ Sốt 42,1%
✅ Ho dai dẳng 40%
Bệnh nhân trên 40 tuổi:
✅ Đau đầu 53,5%
✅Chảy nước mũi 36,3%
✅Khác 34,5%
✅Hắt xì 31,7%
✅Đau họng 30,3%
Các triệu chứng của chủng virus biến thể Delta đã thay đổi đáng kể
Đặc điểm của biến thể virus Delta
Theo Giáo sư Trương Trung Đức (Zhang Zhongde), Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, biến thể virus Delta có hại hơn và bệnh nhân thậm chí có thể trở nên nặng trong vòng 24 giờ. Ông cũng liệt kê các đặc điểm của bệnh nhân bị nhiễm các chủng biến thể Delta bao gồm:
1. Thời gian ủ bệnh ngắn, thường khởi phát trong vòng 3 đến 7 ngày.
2. Có nhiều bệnh nhân lớn tuổi. Bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn, cao nhất là 92 tuổi, người trên 80 tuổi khá nhiều, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh cơ bản/bệnh nền và biến chứng tương đối cao.
3. Bệnh tiến triển nhanh, trước đây thời gian để bệnh trở nặng là từ 7 đến 9 ngày, đợt này bệnh nhân nặng chỉ trong 3 đến 4 ngày, trường hợp nặng thì chuyển sang giai đoạn nặng hoặc trực tiếp dẫn đến nguy kịch trong vòng 24 giờ.
4. Trong đợt dịch này, bệnh nhân nặng và nguy kịch chiếm 15%.
5. Tải lượng virus lớn và xét nghiệm axit nucleic chuyển sang âm tính chậm.
Tải lượng virus lớn và xét nghiệm axit nucleic chuyển sang âm tính chậm
Sức lây lan của virus
Theo Giáo sư Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), một chuyên gia đầu ngành về phòng chống Covid-19 Trung Quốc, biến thể Delta có hệ số lây truyền từ 4,04 đến 5, tức là một người có thể lây cho 4 người, 4 người đến 16 người và từ 16 người đến 64 người. Khả năng lây nhiễm cao hơn 60% so với của biến thể Alpha của Anh, gấp khoảng hai lần so với chủng ban đầu.
Việc lây nhiễm virus biến thể Delta sẽ xảy ra trong vòng hai hoặc ba ngày.
Chủng Delta có tải trọng cao, khí thở ra có độc tính cao và khả năng lây nhiễm cao. Do đó, bệnh xảy ra trong cùng một không gian, cùng một đơn vị, trong cùng một tầng ở tòa nhà, và trong cùng một tòa nhà.
Trong bốn ngày đầu tiên, những người tiếp xúc với những bệnh nhân này là những người thân thiết, và khoảng cách xã hội phải kéo dài đến 2,5 mét để an toàn hơn.
Việc lây nhiễm virus biến thể Delta sẽ xảy ra trong vòng hai hoặc ba ngày.
Hiệu quả của vắc xin
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng virus biến thể Delta đã trở thành chủng virus biến thể dễ lây lan nhất cho đến nay. Giám đốc y tế của Malaysia Tan Sri Noshiyama tuyên bố rằng hai liều vắc xin Pfizer có thể cung cấp tới 88% khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, trong khi AstraZeneca là 60%.
Các chuyên gia của WHO cũng khuyến nghị rằng ngay cả những người đã hoàn thành việc tiêm chủng cũng nên tiếp tục đeo khẩu trang và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/covid-19-bien-the-delta-nguy-hiem-co-nao-nhung-dac-diem-dang-so-nghe-x..
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước