Trong muôn vàn chuyện ông kể, chúng tôi khá ấn tượng với cuộc đời, số phận của chị L. - người con nuôi và cũng là người thừa kế hợp pháp duy nhất số tài sản trên.
Đến khi mẹ mất mới biết mình là con nuôi
Theo ông Đ., vào 22 năm về trước, ông chính là người đã cùng bà P. đến bệnh viện tìm nhận con nuôi. Bà P. là người theo đạo Cao Đài và rất tin vào tâm linh. Có lần, bà kể với ông rằng, bà nằm mơ thấy mẹ hiện về trong giấc mơ và bảo: “Mẹ đã đầu thai vào một người đứa bé có ngày tháng trùng với ngày sinh tháng sinh của mẹ”. Từ đó, bà P. luôn trăn trở và tin rằng những điều trong giấc mơ là sự thật.
“Cô gái nghìn tỷ”
Sau nhiều đêm suy nghĩ, vào ngày 28/6/1987, bà quyết định rủ ông Đ. cùng mình đến bệnh viện Hùng Vương để tìm một đứa con nuôi. Lúc đầu khi đến bệnh viện Hùng Vương, bà P. đi một vòng quanh nơi những đứa bé bị cha mẹ bỏ rơi, nhưng bà chưa chú ý đến một đứa trẻ nào.
Khi chuẩn bị bước ra khỏi phòng, bà bỗng nhiên quay đầu lại thì phát hiện có một cô bé gầy tong teo đang mỉm cười với mình. Bà P. liền quay sang ông Đ. Nói: “Nó cười với tôi thì tôi đem nó về nuôi”. Và cô bé con ngày nào chính là Thạch H.H.L – người đang sở hữu khối tài sản kếch xù do mẹ nuôi để lại.
Bà P. sống trong ngôi biệt thự lớn hàng nghìn mét vuông với hai người phụ nữ giúp việc. Theo ông Đ., bà xem hai người này như chị em ruột. Do đó, cả ba người phụ nữ đều hết mực yêu thương, chăm sóc bé L., xem em như là con ruột của mình. Và L. gọi cả ba người là mẹ.
Ông Đ. cho biết, nhiều lần ông tận mắt chứng kiến bé L. hỏi bà P. tại sao mình lại có đến ba người mẹ mà không có cha. Mỗi lần như vậy, bà P. chỉ im lặng cười và bảo, sau này con sẽ biết. Và đúng như lời nói đó, chỉ đến khi bà P. mất, L. mới biết thông tin mình là con nuôi của dòng họ Thạch.
Theo một vài người đã từng làm công trong nhà bà P. cho biết, bé P. rất thương mẹ, cô luôn vâng lời bà P. trong mọi việc. Về phần mình, tuy hết mực yêu thương nhưng bà P. cũng rất nghiêm khắc với con. Có một lần L. xin đi sinh nhật một người bạn thân. Tuy nhiên, bà P. không đồng ý và yêu cầu cô bé ở nhà. Nài nỉ mãi vẫn không được sự chấp thuận của mẹ, L. bực tức nên lỡ tay đập hỏng mấy phím đàn piano, nhưng cuối cùng cô bé cũng quyết định ở nhà.
Bà P. luôn lo lắng cho L. và vạch cho cô một con đường đi bằng phẳng. Khi L. mới học hết lớp 11, bà quyết định cho L. đi du học ở Đức. Trong kế hoạch của mình, bà P. sẽ cho L. học ở nước ngoài hết cấp ba rồi học đại học, thạc sĩ rồi sau đó trở về Việt Nam. Trong quá trình L. đi học, bà P. xây một khu dưỡng lão ở Tây Ninh và hy vọng sau này L. trở về sẽ tiếp quản nơi đây. Tuy nhiên, khi L. mới học được ba năm thì bà P. bỗng nhiên đột tử, để lại một khối lượng tài sản khổng lồ, gây nên sự tranh chấp không đáng có giữa người con gái nuôi với những người trong dòng tộc họ Thạch.
Khi bà P. mất, L. đang ở Đức. Nhận được tin dữ, cô đã khóc rất nhiều và quyết định tức tốc bay về để tang mẹ. Trước khi bà P. mất, cô không hề biết bà có khối tài sản khổng lồ. Chỉ đến khi đám tang đã xong, người nhà mở căn phòng bà P. (bình thường phòng này không ai được vào) thường ở thì mới phát hiện có rất nhiều tiền, vàng, kim cương… Lúc đó, L. cũng như người nhà hết sức ngạc nhiên. Được sự tư vấn của nhiều người, L. quyết định mời văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh TP.HCM đến lập vi bằng.
“Cô gái nghìn tỷ” mệt mỏi vì tranh chấp L. cho biết, bây giờ, cô đã quá mệt mỏi về việc tranh chấp khối tài sản do mẹ mình để lại. Mọi chuyện đã đi quá xa, cậu của L. cũng đã gửi đơn ra tòa nên cô chỉ mong muốn sẽ có sự phân chia rõ ràng của pháp luật và chắc chắn rằng cô sẽ tôn trọng sự phân chia này. Bên cạnh đó, L. chia sẻ, nếu các cậu của mình đưa ra được giấy tờ thừa kế hợp pháp thì cô sẵn sàng trao trả toàn bộ số tài sản của mẹ mình để lại. |
Những tâm sự của”cô gái nghìn tỷ”
Chúng tôi đã tiếp chuyện được với L. và trong ít phút hiếm hoi, L. đã tâm sự một vài điều xoay quanh câu chuyện “rối rắm” này.
L. cho biết, cách đây hơn một năm, do không có tiếng nói chung về việc phân chia khối tài sản của mẹ để lại, cả cô cùng các cậu (anh em bà P.) của mình đồng ý thuê chiếc két sắt ở ngân hàng Sacombank để cất giữ số tài sản. Khi thuê, đính kèm văn bản, bên cạnh sự có mặt của L. còn có sự chứng kiến của các cậu của mình là T.V.P., T.L.K., T.V.Ph. và H.X.. Các bên thống nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký biên bản, hai bên phải có mặt để mở ngăn tủ sắt tại Ngân hàng Sacombank và giao toàn bộ các giấy tờ có giá, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, bất động sản đứng tên bà T.K.P cho L. để làm thủ tục mở thừa kế nếu bên còn lại không xuất trình được di chúc hợp pháp hay tài liệu hợp pháp chứng minh quyền sở hữu thuộc về mình.
Nếu một trong hai bên vắng mặt thì bên kia đương nhiên được quyền đơn phương thực hiện mở niêm phong ngăn tủ sắt mà không cần sự chấp thuận của bên còn lại. Trường hợp một trong các bên xuất trình được di chúc hợp pháp trước thời hạn kể trên, thì có quyền yêu cầu bên kia có mặt để mở ngăn tủ sắt và thực hiện thủ tục khai di sản thừa kế ngay sau đó. Nếu một bên vắng mặt không có lý do hợp lý thì bên có mặt được quyền đơn phương thực hiện mở niêm phong ngăn tủ sắt, mà không cần đến sự chấp thuận của bên còn lại. Tuy nhiên, khi thời hạn 30 ngày đã hết, người nhà bà P. không xuất trình được giấy thừa kế và cũng không chấp nhận mở két sắt để L. có thể kê khai tài sản được thừa kế.
Theo lời của L. thì hơn một năm qua, nhiều lần cô năn nỉ ông Ph. – vốn là cậu của L. đến ngân hàng Sacombank giúp mình lấy số tài sản ra để trả khoản tiền xây mộ cho mẹ, cũng như có tiền để mình được tiếp tục đi học, tuy nhiên, ông Ph. đều không đồng ý. Thậm chí, cũng trong khoảng thời gian này, các cậu của L. chưa một lần đưa ra được giấy thừa kế. Không chỉ thế, nhiều lần, cậu Ph. còn yêu cầu L. kiện ra tòa nếu muốn nhận được số tài sản. Tuy nhiên, L. không đồng ý, bởi cô sợ ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Bên cạnh đó, L. chia sẻ, trong buổi thương lượng ba bên tại ngân hàng Sacombank hôm 30/3 vừa qua, cô đã đặt vấn đề chấp nhận gia hạn thời gian thuê két sắt thêm thời gian 30 ngày để các cậu của mình có thể cung cấp thông tin về giấy tờ thừa kế hợp pháp. Nhưng ông Ph. không đồng ý và đã bỏ ra về. Trước đó, do muốn giải quyết mọi việc trên mức độ tình cảm, L. đã đặt ra vấn đề sẽ nhận 50% tổng tài sản do mẹ để lại, phần còn lại sẽ trao cho các cậu của mình. Tuy nhiên, ông Ph. cũng không đồng ý và đòi nhận phần hơn về gia đình mình.
Do ông Ph. không đồng ý gia hạn hợp đồng thêm 30 ngày cũng không đồng ý thanh lý hợp đồng nên L. đã thanh lý hợp đồng với ngân hàng. Khi thanh lý hợp đồng, cô còn cam kết sẽ bồi thường nếu có thiệt hại gì về số tài sản.
Cuộc sống đảo lộn Được biết, trước đó tình cảm giữa L. và những người thân khác trong gia đình bà L. rất tốt. Tuy nhiên, sau khi bà P. mất, do tranh chấp khối tài sản quá lớn nên tình cảm của hai bên bị sứt mẻ. Nhiều người chia sẻ, trước đây, anh em bà P. luôn gọi L. là cháu, thường xuyên đến căn biệt thự nơi bà P. cùng L. ở để chơi, nhưng sau khi bà P. mất, không thấy ai đến nữa. Thậm chí, L. cũng rất ít khi ra ngoài. Mỗi lần ra ngoài, cánh cửa sắt chỉ mở ra một lúc, cô ngồi trên xe cùng vệ sĩ phóng nhanh rồi cánh cửa lại đóng im ỉm cả ngày. Cũng theo những người này, thì từ lúc báo chí đưa tin, có nhiều PV đến gõ cửa xin hỏi nhưng luôn nhận được câu trả lời của người giúp việc qua một ô nhỏ trước cổng: “Cô L. không có nhà”. Tuy nhiên, theo những người sống xung quanh thì hầu hết những lúc đó, L. đang có nhà và không muốn tiếp ai. |