Báo chí đã nói nhiều đến những làng buôn tóc xuyên Việt như Thiệu Tổ hay Bình An... nhưng ít ai biết ở Phú Thọ có làng buôn tóc xuyên Đông Dương.
Nhiều người đi xuyên Đông Dương để mua tóc |
Khởi nghiệp từ sắt vụn
Ông Phan Đức Tài, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông rất phấn khởi khi nói về xã Hồng Đà. Bởi theo ông, người dân nơi đây tuy không còn mặn mà với đồng ruộng nhưng lại rất nhạy bén về kinh doanh buôn bán. Một vài ví dụ mà ông Tài đưa ra trước khi người dân Hồng Đà tham gia buôn bán tóc, thì đó từng là những người buôn bán phế liệu lớn nhất tỉnh Phú Thọ.
Ông Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Hồng Đà vui vẻ cười vang cả trụ sở làm việc, hành động ấy khiến người lạ không khỏi ngạc nhiên. Nhưng rồi ông bảo: "Tôi tưởng phóng viên báo chí quên mất xã Hồng Đà này rồi. Xã không có gì nổi bật nên người ta hay quên".
Cái lý mà ông chủ tịch đưa ra đấy chính là Hồng Đà là một xã nhỏ nhất nhì huyện (tổng diện tích 394,75ha) và cũng với lượng dân số khiêm tốn nhất với 3.640 người. Xã lại sát cạnh bên bờ sông Đà và sông Hồng nên khi tách ra khỏi xã cũ đã lấy tên hai dòng sông mà ghép lại.
"Từ nghìn đời nay, dân xã Hồng Đà dựa vào nông nghiệp mà sống. Rồi có một thời, người ta dựa vào sắt vụn. Thế nên xã tôi còn được mệnh danh là xã sắt vụn", ông Hùng cho biết.
Theo ông Hùng, đận những năm 1981 bỗng rộ lên "phong trào sắt vụn". Cả làng cả xã, bà con nông dân đang cày ruộng cấy lúa thì chuyển nghề sang buôn phế liệu. Họ đi khắp nơi, khắp các tỉnh thành hô rao mua bán "đồng chì, nhôm bẹp" đem về xếp đống ở Hồng Đà.
Và cái xã vốn bao đời thuần nông kia bỗng dưng trở thành một "bãi phế liệu" khổng lồ. Từ cầu Trung Hà mà đi xuyên dọc ngang khắp 6 khu dân cư của xã đều ắp ứ phế liệu đủ các chủng loại.
Theo hồi tưởng của ông chủ tịch UBND xã thì thời đó, có không dưới nửa nghìn người tham gia công việc "mua chì buôn sắt". Các đại lý thu mua mọc lên như nấm sau mưa, nông dân xong thời vụ kéo nhau đi mua hàng rầm rộ, vợ chồng con cái cháu chắt cùng nhau hành nghề sắt vụn như một thứ nghề truyền thống.
Bà Lực bảo, đi chợ tóc thu nhập cao gấp vài chục lần làm ruộng.
Cả làng đi chợ tóc
Thế mà ngoắt cái đến những năm 2008, không ai còn thấy ở Hồng Đà mua bán phế liệu sắt vụn chi nữa. Thay vào đó là những kho tóc khổng lồ xếp ngay ngắn trong những căn nhà bên vệ đường. Thì ra, họ đã chuyển nghề: Nghề đi chợ tóc.
Sự lý giải của ông Phan Đức Tài, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông rất có lý: "Bởi họ là những người nhạy bén với kinh tế thị trường. Đố tìm được đâu những người nông dân như thế, có sắt vụn thì buôn sắt, có người cần tóc thì đi mua tóc. Họ đua nhau, thành phong trào mới lạ".
Hồng Đà chia xã ra làm 6 khu dân cư riêng biệt thì cả 6 khu đều tham gia đi chợ tóc. Xã với 3.640 người thì có tới hơn 400 người theo nghề buôn tóc chuyên nghiệp. Đó là số liệu thống kê chưa đầy đủ, bởi theo một cán bộ xã thì chưa dừng lại ở con số 400.
Nghề buôn tóc ở Hồng Đà phát triển mạnh mẽ nhất vào trước những năm 2000 khi thị trường tóc mới bắt đầu nở rộ. Khi đó, người làng Thiệu Tổ ở Vĩnh Phúc hay Bình An của Bắc Ninh bắt đầu "nhập cuộc" buôn tóc khắp trong Nam ngoài Bắc thì người Hồng Đà đã vươn sang cả Lào và Campuchia.
Có những hộ cả bố mẹ và con cái tất tần tật đi chợ tóc, mỗi người một xe máy, một loa phát thanh đã ghi âm sẵn lang bạt khắp từ miền ngược đến miền xuôi thu mua "vặt trụi" tóc thiên hạ. Họ đem tóc về Hồng Đà chải chuốt, phân loại tóc để bán cho các đại lý ở địa phương.
Hiện ở Hồng Đà có khoảng 400 người đi chợ tóc.
Chợ tóc và cái giá của nghề
Tìm gặp một vài nhân chứng có thâm niên trong nghề để hỏi về chợ tóc không hề khó. Với hơn 400 người tham gia thì có tới phân nửa số đó là những đại gia tóc. Họ có nguồn tóc để mua, cũng có nguồn tóc để bán, có khi còn "găm hàng" chờ giá một cách đầy ngoạn mục. Nhưng ít ai biết, cái giá của nghề cũng không hề rẻ.
Bà Phan Thị Lực ở khu 3 là một trong những người đầu tiên ở Hồng Đà đi chợ tóc. Bà Lực bảo: "Nhà tôi có 3 khẩu được chia sào rưỡi ruộng, nếu cứ dựa vào nông nghiệp thì không đủ sống. Thôi thì, hy sinh vậy, cũng làm ruộng đấy nhưng chỉ là tượng trưng, còn nghề chính là buôn tóc".
Vợ chồng bà Lực đi khắp nơi thu mua tóc. Tóc được đem về phân loại bán cho đại lý. Loại tóc xấu thì có giá khoảng 2 triệu đồng/kg, còn tóc đẹp thì có khi lên tới 6 triệu đồng/kg là bình thường. Các hộ buôn tóc không bán tóc cho một đại lý cố định nào. Nơi nào thu mua với giá cao thì họ bán. Có khi, họ "găm hàng" cả tháng để chờ giá rồi mới xuất hàng.
Bà Lực bảo, đi chợ tóc không đơn giản. Thuyết phục họ bán tóc là rất khó. Nhất là lên vùng dân tộc như người Mông, Bana hay Nùng... thì chẳng bao giờ được cọng tóc nào. Có khi đang mua tóc mà phải bỏ chạy vì chồng của khách hàng bất chợt về, thấy vợ bán tóc thì bực tức lùa đánh người mua. Lại có khi, mua xong bị khách hàng bắt đền vì lỡ cắt quá tay.
Và cái giá của nghề buôn tóc ở Hồng Đà thực sự là đắt khi có 2 người tử nạn vì nghề và hàng chục người khác bị thương do tai nạn.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%