Nước đậu đen rất giàu chất dinh dưỡng như anthocyanin, có thể giúp chống ung thư, ngăn ngừa đột quỵ và nhiều bệnh khác.
![]() |
|
Trong y học Trung Quốc cổ đại cho rằng, nước đậu đen có thể nuôi dưỡng thận, làm giảm phù nề. Nghiên cứu hiện đại phát hiện ra rằng nước đậu đen có tác dụng chống oxy hóa và làm sạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư và đột quỵ và là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe có giá trị dinh dưỡng cao.
1. Nước đậu đen giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư
Nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư, được phát triển từ các bệnh chuyển hóa như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường và béo phì, được coi là “kẻ giết người” thời hiện đại. Bác sĩ Khoa nội Akitsu, Viện trưởng Bệnh viện Akitsu tại Nhật Bản trong một bài báo cho biết, nước đậu đen là thức uống tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh này. Akitsu chỉ ra rằng sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư không thể tách rời khỏi một chất gọi là "oxy hoạt tính".
Oxy hoạt tính là sản phẩm phụ thuộc được tạo ra khi cơ thể hít oxy để tạo năng lượng. Giống như sắt sẽ oxy hóa và rỉ sét, các tế bào và cơ quan của cơ thể con người sẽ "rỉ sét". Quá nhiều cholesterol, chất béo trung tính và các chất béo khác trong máu sẽ bị oxy hóa dưới sự tấn công của oxy hoạt tính này và bám vào thành mạch máu, gây ra chứng xơ cứng động mạch, trở thành yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Hơn nữa, oxy hoạt tính cũng có thể gây tổn hại DNA. Nếu tổn thương không được sửa chữa kịp thời, DNA rất khó truyền thông tin đến các tế bào mới, có thể gây rối loạn chức năng tế bào và có thể phát triển đến trạng thái ung thư.
Các chất dinh dưỡng như anthocyanin, isoflavone và saponin có trong nước đậu đen có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể chống lại oxy hoạt tính và giảm nguy cơ mắc ba bệnh trên.
2. Bác sĩ Akitsu chỉ ra cách nấu nước đậu đen tốt cho sức khỏe
Với những tác dụng đáng kể của nước đậu đen kể trên, bạn hãy thử uống nước đậu đen thường xuyên để sở hữu làn da khỏe đẹp, vóc dáng thon gọn, đồng thời duy trì nhan sắc tươi trẻ với cách làm hết sức đơn giản dưới đây nhé.
Nguyên liệu:
- Đậu đen: 100g
Cách làm
– Chọn đậu đen chắc hạt, không sâu bệnh. Rửa sạch cho hết bụi bẩn đồng thời loại bỏ hạt đậu hỏng.
– Bắc chảo lên, để lửa vừa, cho đậu đen vào rang, đảo liên tục để đậu không cháy, để lửa nhỏ.
– Sau khi rang chín đậu, trút đậu ra đĩa. Nấu 1 lít nước sôi, cho hết đậu đã rang vào nước và đun cho đậu sôi khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn tắt bếp, đậy vung ủ thêm 15 phút nữa.
– Cuối cùng dùng rây lọc bỏ xác đậu, lấy phần nước để nguội rót vào chai để uống dần, bạn có thể để nước trong tủ lạnh.
3. Những người không nên uống nước đậu đen
Mặc dù uống nước đậu đen rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể uống và lạm dụng nước đậu đen cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề cho sức khỏe của bạn.
- Không nên uống đậu đen thay nước, sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể.
- Người mắc bệnh viêm đại tràng, người tùy vị hư, người đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen.
- Đối với người khỏe mạnh không có bệnh lý như đã kể trên, ngày uống một ly là đủ. Trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng nước đậu đen.
- Vì nước đậu đen có chứa isoflavone, phụ nữ mang thai không nên uống.
- Phụ nữ có chức năng thận kém và u xơ tử cung, các vấn đề về buồng trứng… nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Những người dễ bị đầy hơi cũng nên tránh uống nước đậu đen.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
Cá tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không nên ăn kiểu này, rất nhanh ung thư và bệnh tật, số 1 rất nhiều người mắc
-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá




-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức