Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt cho biết người dân và báo chí vẫn được quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ.
Công khai chụp ảnh sẽ giúp cải thiện hình ảnh của CSGT. |
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67 - Bộ Công an) vừa ký văn bản gửi Trưởng phòng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đáng chú ý, nội dung văn bản này yêu cầu lực lượng CSGT nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh CSGT khi chưa được phép. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Sơn Hà để làm rõ những nội dung trên.
- Văn bản của Cục C67 có cấm người dân, báo chí chụp ảnh, quay phim CSGT đang hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm?
- Văn bản không có chữ nào cấm cả. Ngành công an thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật và dưới sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên gần đây có nhiều trường hợp báo chí người ta lợi dụng điều này để tống tiền CSGT và đã bị xử lý. Cạnh đó còn có một số trường hợp giả danh nhà báo để quay phim chụp ảnh với mục đích xấu. Công văn này cũng không hạn chế quyền giám sát cùa người dân và báo chí. Mục đích của công văn này là để công an và báo chí phối hợp với nhau xây dựng hình ảnh CSGT tốt lên theo đúng thông tư của Bộ Công an.
- Việc phải xin phép CSGT mới được quay phim chụp ảnh nhằm mục đích gì thưa ông?
- Cũng là để cùng nhau xây dựng hình ảnh CSGT tốt lên thôi. Bây giờ anh đến làm việc với tôi, quay phim chụp ảnh thì anh phải đến xin phép tôi . Giám sát thì cũng phải mang tính chất xây dựng, chứ cứ quay lung tung là không mang tính chất xây dựng.
- Quy định phải xin phép CSGT mới được quay phim, chụp ảnh có phù hợp với pháp luật không?
- Ở đây không phải là xin phép mà các anh đến làm việc với tôi về việc đảm bảo giao thông, xử lý vi phạm thì các anh phải đến đặt vấn đề là chúng tôi làm việc với các anh để giám sát, thu thập.
-Nếu người dân muốn quay phim chụp ảnh thì sao?
- Người dân giám sát CSGT bằng cách quay phim chụp ảnh với mục đích xây dựng là tốt. Thế nhưng có rất nhiều người dân vi phạm lại quay lại sau đó đưa lên Facebook và bình luận chẳng đâu vào đâu cả.
- Luật không quy định báo chí, người dân quay phim chụp ảnh CSGT phải xin phép. Quy định trong văn bản này liệu có quá thẩm quyền của C67?
- Cái đó không phải. Anh cứ giám sát, quay phim, chụp ảnh nhưng phải theo pháp luật chứ không được đăng tải, phát tán bậy bạ được.
- Nhưng người dân, báo chí sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung mình đăng tải. Tiêu cực của CSGT cũng không phải là không có. Như vậy việc xin phép này có gây khó cho người dân, báo chí trong việc phản ánh tiêu cực của lực lượng này không?
- Không ai gây khó cho ai cả. Việc ai người ấy làm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phải hiểu văn bản này bình thường thôi chứ đừng đặt vấn đề nó nặng nề ra. Ý của văn bản này là xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, đảm bảo quyền giám sát của nhân dân và đề phòng các đối tượng giả danh, lợi dụng việc quay phim chụp ảnh để làm bậy.
- Nội dung yêu cầu CSGT phải tập hợp lại thông tin của nhà báo để báo cho lãnh đạo được hiểu như thế nào?
- Đó là quy định của ngành. Cán bộ, chiến sĩ tiếp cận phóng viên báo chí đều phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan chứ không được tự ý phát ngôn ngoài đường. Làm việc với báo chí phải có người phát ngôn đàng hoàng theo đúng quy chế.
- Nếu người dân hoặc báo chí cứ quay mà không thông báo cho những người làm nhiệm vụ có được không, thưa ông?
- Anh quay cứ quay nhưng việc phỏng vấn phải có sự đồng ý của những người trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên tất cả đều phải công khai minh bạch, đảm bảo đời tư cá nhân. Anh em chúng tôi đi làm là công khai minh bạch. Bây giờ anh em cứ bị báo chí giám sát từng bước thì làm ăn được cái gì.
Xin cảm ơn ông!
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Tin vui: BHXH sẽ trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp vào trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?