Tình hình thực hiện điều chỉnh lệch giờ giữa các khối lớp, giữa các trường tại TP.HCM đang có kết quả tốt, góp phần giảm ùn tắc giao thông nhất là trong giờ cao điểm.
|
Bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại buổi làm việc với HĐND TP.HCM và các cơ quan liên quan sáng 9.2.
Tình trạng kẹt xe, ún tắc vẫn đang là vấn nạn tại các đô thị lớn của Việt Nam, trong đó có TP.HCM. Ảnh: Hồng Thái
Báo cáo của sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, việc thực hiện lệch giờ tan lớp đã được áp dụng từ năm học 2006-2007. Sau một thời gian điều chỉnh, hiện nay qua báo cáo của các đơn vị tình hình ùn tắc giao thông tại các điểm trường đã có kết quả tốt, góp phần giảm ùn tắc giao thông nhất là trong giờ cao điểm. Theo bà Kim Thanh, giải pháp tốt nhất hiện nay đối với khu vực các trường trung học là vận động tuyên truyền cho cha mẹ học sinh sử dụng xe đưa đón học sinh (đặc biệt là xe dưới 12 chỗ). Sở GD-ĐT đã yêu cầu các đơn vị phải báo cáo tình hình học sinh đăng ký xe đưa đón và việc thực hiện giữa nhà trường với trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng.
Ông Huỳnh Công Hùng, trưởng ban văn hoá – xã hội HĐND TP.HCM đề nghị phải có đánh giá, rút kinh nghiệm về việc bố trí lệch giờ, lệch ca tại TP.HCM để xem hiệu quả tới đâu, cần tăng cường những giải pháp nào và bổ sung những biện pháp mang tính tổng thể cho nhiều ngành, nhiều khu vực, không nên thay đổi một cách đại trà như cách làm của TP Hà Nội. Đặc biệt, ông Hùng nhấn mạnh, cần nâng cao tính trách nhiệm của các thủ trưởng đơn vị - nhất là các hiệu trưởng nhà trường – đối với việc xảy ra ùn tắc xung quanh trường, cả việc quản lý vỉa hè cây xanh.
Lãnh đạo phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM cho biết TP.HCM từng có kinh nghiệm giải quyết ùn tắt trên địa bàn quận Tân Bình những năm trước. Theo đó, mỗi đầu năm học, đều có cuộc làm việc giữa UBND quận với các địa phương, các hiệu trưởng để thống nhất biện pháp xử lý việc vi phạm vỉa hè, tình trạng đậu xe trước cổng trường, bố trí lệch giờ… Đây là kinh nghiệm nên nhân rộng cho các địa phương khác.
Ông Lê Toàn, phó giám đốc sở GTVT TP.HCM phát biểu, cách bố trí lệch giờ lệch ca ở trường học từ 2008 đến nay cho thấy hiệu quả là tốt, tuy nhiên ngành giáo dục chưa có đánh giá rút kinh nghiệm để các cơ quan nghiên cứu. Các địa phương trong thời gian qua có báo cáo nhưng chưa thấy sự đồng nhất. Theo ông Lê Toàn, việc giao trách nhiệm bố trí lệch giờ vào học, giờ tan trường cho các nhà trường đóng trên mỗi tuyến đường, khu vực trọng điểm phối hợp với dân phòng, CSGT có giải pháp phân luồng cụ thể sẽ giải quyết tốt tình trạng ùn tắc. Ông Âu Dương Kim, ban An toàn giao thông TP.HCM cho biết, hiện vẫn còn một số điểm trường nằm quá sát tuyến giao thông, theo kinh nghiệm của thành phố giải quyết một số trường hợp trước đây, chính quyền địa phương và nhà trường nên tổ chức lại hay di dời cổng trường để có khoảng trống cho phụ huynh đưa đón con giờ tan trường. Lấy kinh phí từ ngân sách địa phương hoặc ban ATGT TP.HCM.
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?