Dùng kiếm chém một thiếu niên đột nhập vào nhà trộm cắp tài sản, bị cáo 51 tuổi tại Hà Nội bị đưa ra xét xử về tội giết người.
|
Ngày 1-11, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Lê Minh Phương (51 tuổi, trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chín năm tù về tội giết người. Đáng chú ý, vụ án này từng gây khá nhiều tranh cãi về tội danh mà bị cáo bị truy tố.
Bị cáo Lê Minh Phương tại tòa
Theo đó, do không được cha cho ăn cơm nên khoảng 00 giờ ngày 23-11-2017, cháu NĐT (16 tuổi) đột nhập vào cửa hàng tạp hóa của gia đình Lê Minh Phương để tìm đồ ăn và trộm cắp tài sản. Lúc này, vợ chồng bị cáo đang ngủ trên gác.
Phát hiện tiếng động bất thường, vợ bị cáo ngó xuống phía dưới và phát hiện cháu T. đang lục lọi đồ đạc nên đánh thức chồng dậy.
Ngay sau đó, bị cáo đi xuống tầng một, lấy thanh kiếm rồi nấp vào chỗ kín quan sát. Cùng thời điểm, cháu T. vừa ăn bánh mỳ vừa tiến về chỗ chủ nhà.
Chờ T. tiến lại gần, Lê Minh Phương xông tới dùng kiếm chém liên tiếp hai nhát vào đầu và tay đối phương. Bị chém, T. vụt chạy ra phía cửa và cầu xin chủ nhà đừng đánh nữa.
Biết chồng đã khống chế được trộm, vợ bị cáo bật sáng đèn rồi từ trên gác đi xuống hỏi chuyện thiếu niên đột nhập vào nhà mình. Tiếp đó, con dâu của bị cáo hỏi số điện thoại của gia đình cháu T. và gọi điện thông báo nhưng không ai nghe máy.
Nhận ra T. ở gần nhà mình nên Lê Minh Phương không đánh nữa và cất hung khí đi. Vợ bị cáo thấy nạn nhân bị chảy nhiều máu nên gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện, đồng thời trình báo cơ quan công an.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định mặc dù bị hại trong vụ án không mất mạng nhưng tổng tỉ lệ tổn hại sức khỏe tương ứng với nhiều vết thương lên đến hơn 90%.
Nhận thấy hành vi của bị cáo thỏa mãn tội giết người, HĐXX đã quyết định áp dụng mức án nêu trên đối với Lê Minh Phương.
Từng gây tranh cãi về tội danh Thời điểm xảy ra vụ án và Lê Minh Phương bị khởi tố, khá nhiều ý kiến tranh cãi về hành vi chém trộm trong đêm trong vụ án là giết người hay phòng vệ chính đáng. Theo đó, với hành vi đột nhập vào nhà của bị hại, việc bị cáo phòng vệ là cần thiết và chính đáng để bảo đảm sự an toàn cho bản thân và gia đình. Đặt tình huống nửa đêm bất ngờ có bóng đen xuất hiện, chủ nhà có quyền lập tức phòng vệ chứ không cần phải đợi kẻ gian có hành vi tấn công. Việc đánh phủ đầu là được phép vì hành vi đột nhập vào chỗ ở trong đêm ẩn chứa những nguy cơ cực lớn về khả năng xảy ra án mạng. Bên cạnh đó, việc bị cáo dùng kiếm chém loạn xạ trong bóng tối khi chưa bật đèn, dẫn đến hậu quả gây thương tích cho bị hại có dấu hiệu phòng vệ chứ không phạm tội. Hoặc trong trường hợp hành động vượt quá mức cần thiết, căn cứ yếu tố hậu quả có thể xử lý về tội giết người (hoặc cố ý gây thương tích) do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn