Người mẹ già ở TP. Yên Bái để lại di thư ngắn gọn rồi nhảy xuống sông Hồng tự tử vì không muốn con cháu khổ đã gây chấn động dư luận.
Lá thư tuyệt mệnh cụ Thìn để lại cho con cháu |
Lá thư tuyệt mệnh
Sự việc diễn ra đã được gần nửa năm, thế nhưng, những lời đồn đoán về cái chết của cụ bà Đỗ Thị Thìn (84 tuổi, ở tổ 48, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái) vẫn được người dân khu vực cầu Yên Bái đem ra bàn tán.
"Tôi không biết nguyên do làm sao bà Thìn lại làm như vậy. Nhưng bà ấy vốn vẫn khỏe mạnh lắm, con cháu cũng đều khá giả cả nữa chứ. Chắc tủi thân nên mới thế, già rồi hay tủi thân và mặc cảm lắm", một người bán nước ở gần nhà bà Thìn dò đoán.
Theo chỉ dẫn của những người dân khu phố nơi bà Thìn từng sinh sống, chúng tôi tìm đến nhà ông Quân (con bà Thìn) ở phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, một căn nhà khang trang và nằm ngay đầu ngõ.
Vừa chậm rãi rót nước chè, ông Quân vừa trầm ngâm nhớ lại vụ việc:
"Tôi nhớ như in chiều hôm đó (tức ngày 18/10/2011) sau khi đi làm về tới nhà, thấy vợ mình (bà Nguyễn Thị Lan, 60 tuổi - PV) tâm sự không thấy mẹ về nên mọi người náo loạn đi tìm. Nghĩ cụ già rồi, hay thơ thẩn đi đây đó cho đỡ buồn nên chúng tôi đi tìm hết những nhà hàng xóm thân thiết, nhưng đi đến đâu cũng không thấy cụ.
Đến khoảng 18h thì cô An (hàng xóm) gọi điện kêu cho chúng tôi đến ngay gầm cầu Yên Bái vì phát hiện ra đôi dép cụ để lại trên bờ sông Hồng.
Lúc này gia đình vẫn không dám nghĩ là cụ tự tử. Chúng tôi chỉ dám nghĩ hay cụ để dép ở đó rồi đi hái rau hay đi đâu đó thôi. Đôi dép để rất ngay ngắn trên bờ sông cùng với một cái xô được đặt cẩn thận trên bờ".
Ông Quân, con cụ Thìn vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết của mẹ mình
"Trong xô, cụ xếp ngay ngắn những đồ dùng từ chứng minh thư, giấy khám sức khỏe cùng với một cây bút và tờ giấy được gập cẩn thận. Trong lá thư tuyệt mệnh, cụ chỉ ghi: “Mẹ xin lỗi các con, mẹ liệt đến nơi rồi, chân tay tê hết. Trong người thì nóng không chịu nổi”", kể đến đây giọng ông Quân nghẹn lại.
Chuẩn bị cho ngày từ bỏ trần gian
Cụ Thìn sinh hạ được 8 người con, 4 trai, 4 gái, nay đều đã yên bề gia thất, kinh tế khá giả. Từ ngày chồng mất, một mình cụ ở vậy nuôi con cái khôn lớn.
Đến khi tuổi già, cụ ở cùng người con cả là ông Nguyễn Hoàng T, vì ông T không có vợ con, lại chịu di chứng của chiến tranh, hay đau ốm. Vì thế, cụ Thìn ở cùng con vừa cho vui cửa vui nhà, vừa để chăm sóc con lúc trái gió trở trời.
Đôi dép cụ Thìn để lại trước khi tự tử
Bà Lan tâm sự: “Gần 2 tháng trước đó, cụ bị chứng bệnh liệt và tiểu đường hành hạ, ngày nào cũng uống thuốc nọ, thuốc kia. Trước đây, cụ rất ít khi bị bệnh, có cũng chỉ bị nhẹ, một thời gian là khỏi, nhưng lần này cụ bệnh nặng, những người bạn già của cụ mắc bệnh tương tự đều đã đi xa nên càng làm cụ buồn.
Nhiều lúc, cụ tâm sự với tôi về bệnh tình rồi lại kể về việc con cháu vất vả chăm sóc như thế nào khi cụ bị liệt không đi lại được.
Tôi nhớ có lần khi cụ đi thăm gia đình thông gia, ông ấy cũng bị bại liệt gần chục năm rồi mới mất. Lần nào đi thăm về cũng thấy cụ buồn, con cái gặng hỏi nhưng cụ cũng chỉ nói qua qua rồi than thở: "Mẹ cũng già rồi, mà bệnh tật thế này, sống chỉ khổ cho con, cho cháu vất vả chăm sóc… Chết đi chứ sống làm gì...”.
Có ai ngờ đâu cụ lại chọn cách này để ra đi chứ. Đọc lá thư cụ để lại mà đau lòng quá, đến lúc chết rồi cụ vẫn nghĩ cho con, cho cháu”, bà Lan khẽ lau nước mắt.
Theo lời các con cụ Thìn, trước khi sự việc xảy ra cụ có nhiều biểu hiện lạ, nhưng lúc đó mọi người chỉ nghĩ cụ già rồi, lần thẩn cũng là chuyện thường. Qua lời kể của hàng xóm láng giềng, gia đình mới biết được trước khi mất, cụ đã thăm hỏi hết tất cả mọi người quanh xóm, rồi tâm sự bệnh tình, nghĩ thương con, thương cháu chăm sóc. Mỗi lần uống thuốc tốn những mấy trăm nghìn của con mà cụ đau lòng lắm.
"Nhiều lúc cụ tâm sự muốn chết cho đỡ tội con cháu, chúng tôi cũng khuyên cụ rằng cụ lam lũ cả đời, đến già phải để con cháu chăm sóc. Ở cái xóm này, có ai không biết cụ đâu. Một mình cụ nuôi nấng 8 người con mà giờ ai cũng khá giả cả nên mọi người kính trọng cụ lắm. Đã vậy cụ lại luôn đối xử tốt với mọi người, ai ốm đau, bệnh tật gì cụ cũng đến thăm hỏi", chị Hạnh, hàng xóm của ông Quân cho biết.
Chị Hạnh cho biết thêm, trong tuần xảy ra sự việc đau lòng, ngày nào cụ Thìn cũng đi đi, lại lại ở bờ sông. Thấy lạ, mọi người hỏi thăm nhưng cụ chỉ cười rồi nói là đi hái rau, hái lá về gói giò. Mỗi lần ra bờ sông về cụ đều mang về một nắm lá dong nên mọi người thấy quen dần, không hỏi.
Còn chị N, bạn thân của gia đình ông Quân vẫn nhớ như in ngày 18.10, ngày cụ Thìn mất. Trước đó ít giờ cụ còn đi thăm hết họ hàng, con cháu xa gần. Đến 15h chiều nhà có bao nhiêu củi cụ còn cho hết hàng xóm láng giềng, còn giấy vụn thì cho đồng nát.
“Đến khi cụ đi, cụ để lại lá thư cho con cháu kể lại sự tình càng làm con cháu đau lòng thêm. Thấy tội quá, cứ tưởng chết đi là hết. Cụ mất đi, con cháu cũng phải đi tìm cụ chứ. Hồi đó, gia đình ông Quân phải mất mấy ngày mới tìm được xác của cụ về để chôn cất”.
Quần thảo sông Hồng tìm mẹ
Ngay sau khi biết được tin cụ Thìn nhảy sông tự tử, gia đình đã tập trung anh em, con cháu chia mấy tốp thường xuyên túc trực dọc sông Hồng. Người trực ở gầm cầu Yên Bái nơi cụ Thìn tự tử, người khác chia nhau xuống thôn Vật Lợi (xã Liên Phương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) rồi xuống tận Hà Nôi. Những khúc quanh nào khả nghi, gia đình đều cử người canh chừng, chờ thi thể cụ nổi lên để đưa về an táng.
Cứ đến ngày 18 hàng tháng, con cháu cụ Thìn lại đến đây thắp hương
Gia đình cũng thuê thuyền bè nhiều nơi đứng đậu trên sông canh chừng cả ngày và đêm rồi thuê thợ lặn nhưng vẫn không thấy xác bà cụ. "Dù có đào cả sông Hồng lên chúng tôi cũng phải tìm được thi thể mẹ về", ông Quân nói.
Mấy ngày miệt mài tìm dọc sông Hồng mà không thấy, hễ nghe tin ở đâu tìm thấy xác trôi dạt là gia đình lại liên hệ hỏi thăm ngay.
Đến ngày thứ 5 kể khi cụ mất (tức ngày 22/10) gia đình nhận được thông tin ở thị xã Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) phát hiện xác một cụ già trôi dạt xuống đó. Liên hệ xuống dưới đó, các con cụ Thìn nhận ra đó chính là thi thể mẹ mình. Ngay trong đêm đó, gia đình xuống đón cụ về an táng.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?