Bảo quản
Thức ăn thừa không phải là tuyệt đối không ăn lại được mà chỉ cần bạn chú ý đến cách bảo quản, sau khi thức ăn thừa đã nguội hãy dùng màng bảo quản thực phẩm bọc kín và cho ngay vào tủ lạnh.
Lưu ý phải để thức ăn thật nguội rồi mới được cho vào tủ lạnh vì khi thức ăn còn nóng đột ngột cho vào môi trường nhiệt độ thấp, sẽ bị ngưng tụ hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc. Do đó bạn phải đợi thức ăn thật sự nguội mới cho vào tủ lạnh.
Thức ăn thừa khác nhau cần phải bỏ riêng để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn. Nên cho vào hộp chuyên dụng đậy kín, không có thì có thể đựng vào bát đĩa sau đó bọc kín một lớp màng bảo quản rồi mới cho vào tủ lạnh.
Thời gian bảo quản thức ăn thừa cũng không nên quá dài, tốt nhất chỉ trong vòng 5-6 giờ. Trong trường hợp bình thường chỉ cần hâm nóng lại trong vòng vài phút có thể giết chết các mầm bệnh. Nếu thực phẩm lưu trữ quá lâu, sẽ sản sinh ra một lượng nitrite và aflatoxin lớn, khi hâm nóng lên sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ngoài việc bảo quản đúng cách ra, khi hâm nóng thực phẩm cũng là một vấn đề cần quan tâm. Thực phẩm giữ trong tủ lạnh trước khi ăn nhất thiết phải hâm nóng, vì việc bảo quản lạnh chỉ giúp không chế vi khuẩn chứ không thể diệt được vi khuẩn có trong thức ăn thừa.
Sau khi thức ăn thừa nguội hãy dùng màng bảo quản thức phẩm bọc kín và cho ngay vào tủ lạnh
Thức ăn khác nhau thì cách hâm nóng cũng khác nhau
Những loại cá, tôm, cua ốc tuy được bảo quản trong nhiệt độ thấp thì vi khuẩn vẫn hoạt động vì thế rất dễ biến chất. Cho nên khi hâm nóng tốt nhất cho thêm chút rượu, gừng hành hoặc tỏi sẽ làm cho thực phẩm thêm vị thơm ngon và có tác dụng diệt vi khuân nhất định, sẽ tốt hơn cho dạ dày của bạn.
Đối với các món thịt, tuy không dễ sản sinh ra nitric và chất gây ung thư khác như hải sản và rau củ, nhưng khi hâm nóng nhất định phải đun ít nhất từ 10 phút trở lên, hoặc cho vào lò vi sóng quay trên 1 phút. Khi hâm nóng, nên cho thêm một chút giấm vào để giữ không làm mất khoáng chất. Những chất này khi gặp giấm sẽ tổng hợp tạo ra calcium acetate, có lợi cho việc hấp thụ
Cơm và các thực phẩm từ nông sản tốt nhất nên ăn hết vào ngày hôm sau. Bởi vì đây là nhóm thực phẩm giàu tinh bột rất dễ bị nhiễm tụ cầu khuẩn và aflatoxin, đây đều là các chất độc hại không thể loại bỏ được ở môi trường nhiệt độ cao, Do vậy, nếu như sau 2 ngày bạn chưa ăn hết thì tốt nhất hãy bỏ đi.
Chế biến thành món khác
Cơm nguội khi hâm nóng thường sẽ bị cứng hoặc không còn dẻo thơm nữa, thậm chí bị hiện tượng "hồ hóa" không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì thế hãy biến tấu bằng cách cho nước và nấu thành món cháo thông thường.
Thịt thừa: Cách dễ nhất hãy xé nhỏ thịt thừa sau đó trộn với rau củ tươi làm thành món trộn. Nếu trong nhà có trẻ con có thể chuyển thịt thừa thành món chà bông để có thể kết hợp ăn với các món khác. Các món cá chiên rán sau khi hâm nóng sẽ luôn bị cứng và mất mùi thơm ngon, nhưng ta chỉ cần cho thêm ớt, cà rốt thái chỉ, xì dầu, đường và chút hành gừng sốt lên là bạn có một món mới thơm ngon.