Bộ GD&ĐT vừa tạo nên một chấn động lớn vào cuối năm 2011 bằng các quyết định được xem như để xốc lại kỷ cương, chấn chỉnh chất lượng đào tạo. Đó là việc đình chỉ tuyển sinh 3 trường ĐH và 12 ngành học.
|
Đây được xem là động thái quyết liệt đầu tiên của Bộ từ trước tới nay sau khi có rất nhiều ý kiến về chuyện mở trường, mở ngành tràn lan trong thời gian dài.
ILA là một trong những đơn vị liên kết đào tạo sai quy định, dẫn tới không được công nhận bằng cấp
Quyết định này của Bộ cho thấy nếu quyết tâm làm và làm đến nơi đến chốn, một cách công tâm thì sẽ không có chuyện thanh, kiểm tra rồi mọi thứ đâu vào đấy như lâu nay vẫn thường thấy.
Thật ra, trên thế giới, những chuyện như thế này diễn ra hết sức bình thường. Vào đầu tháng 11/2011, sáu tháng kể từ khi cải cách cấp thị thực du học ở Anh có hiệu lực, hơn 400 trường do không đăng ký tham gia cơ chế kiểm tra mới nên bị văn phòng Nội vụ Anh cấm tuyển sinh viên quốc tế, 51 trường bị tước giấy phép hoạt động vì số sinh viên từ các nước Nam Á xin cấp thị thực du học tăng đáng kể ngay trước khi cải cách trên được áp dụng.
Vừa mới đây, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Tư pháp Hàn Quốc công bố danh sách 17 trường CĐ, ĐH ở nước này không được phép tuyển sinh viên nước ngoài trong vòng một năm kể từ tháng 3/2012, do các trường tuyển sinh bừa bãi và giảm mạnh học phí đối với sinh viên quốc tế nhằm được tăng vị trí trong bảng xếp hạng hằng năm...
Vì thế, động thái này của Bộ làm dư luận hy vọng đây là một bước chuyển mình của giáo dục Việt Nam. Để từ đây về sau sẽ là chuyện bình thường trước việc đình chỉ tuyển sinh, tước giấy phép hoạt động của các cơ sở giáo dục không đảm bảo chất lượng đúng cam kết hay có những hành vi lừa dối người học...
Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra trước đây, bên cạnh sự hài lòng, dư luận không khỏi băn khoăn liệu Bộ có mạnh tay hơn nữa hay chỉ xử lý vài trường để xoa dịu dư luận? Bởi những lỗi mà Bộ nêu ra với các trường bị đình chỉ cũng xảy ra ở nhiều trường khác. Rất nhiều trường hiện nay vẫn chưa có một “tấc đất cắm dùi” hoặc diện tích đất quá nhỏ hẹp. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên hầu hết đều không đảm bảo đúng quy định.
Cần làm rõ việc trong vòng 3 năm các trường được cấp phép phải xây dựng trường, thế nhưng đến nay hơn 10 năm thành lập một số trường vẫn không có cơ sở vật chất. Mặc dù trước đó Bộ cũng có nhiều đoàn thanh tra!
Dư luận mong mỏi Bộ GD&ĐT 2 điều. Thứ nhất, phải xử lý công bằng, mạnh tay với tất cả những đơn vị vi phạm. Thứ hai, cần giúp các đơn vị tìm một lối đi đúng để phát triển. Chẳng hạn, Bộ yêu cầu các trường bị đình chỉ trong năm 2013 phải có đất để xây dựng trường, đạt tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo quy định mới được tuyển sinh.
Nếu cứ để các trường vốn đã yếu mà lại "tự lực cánh sinh" thì trong một năm không thể biến không thành có được! Bộ GD&ĐT cần đề nghị UBND các tỉnh thành giúp đỡ các trường này trong việc giao đất, giải tỏa mặt bằng. Trên thực tế có trường dù có chủ trương giao đất nhưng bị vướng mắc rất nhiều thứ trong công tác giải phóng mặt bằng nhiều năm nay.
Với các trung tâm liên kết đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài xử phạt hành chính do tuyển sinh, đào tạo chương trình trái phép, có thể tìm một giải pháp mềm dẻo hơn cho các học viên. Trong tương lai, có thể tạo điều kiện thành lập các trường CĐ nghề.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?