Sử dụng giấy giới thiệu giả, khoác những bộ áo nâu, một nhóm đối tượng nữ xưng là nhà sư đã tới nhiều địa phương lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Nhóm “tứ nữ” giả sư bị tạm giữ tại cơ quan công an |
Vào vai như thật
Theo chỉ huy CAP Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội), cầm đầu ổ nhóm lừa đảo này là 2 đối tượng Phan Thị Hiền (SN 1978), ở Tân Kỳ, Nghệ An và Hà Thị Loan (SN 1987), ở Chi Lăng, Lạng Sơn. Đã cùng nhau làm ăn nhiều phi vụ, Hiền luôn thể hiện năng lực vượt trội so với người đồng nghiệp. Hồ sơ về đối tượng này mà CATP Hồ Chí Minh lưu giữ cho thấy, năm 2009, cô ta có 1 tiền sự về hành vi giả nhà sư đi lừa tiền công đức.
“Dính” tiền sự, Hiền lánh về quê ở Nghệ An sinh sống, chờ cơ hội tiếp tục hành nghề ở những nơi khác.
Gần đây, khi tuyển thêm được 2 đồng nghiệp là Nguyễn Thị Triển (SN 1979) và Phan Thị Hường (SN 1984), quê ở Tân Kỳ, Nghệ An, cặp đôi Hiền - Loan lại hợp sức, tiếp tục lên phương án, kế hoạch giả sư đi lừa đảo. Từng có thời gian dài qua lại cửa Phật, Phan Thị Hiền tỏ ra kinh nghiệm nhất khi “vào vai” nhà sư, từ lối nói chuyện, dáng đi, cử chỉ động tác. Cô ta cũng “dạy” cho nhiều đồng nghiệp khác cách để thuyết phục, “móc tiền” của người dân lành. Điển hình trong đó là vụ các đối tượng Loan, Triển, Hiền lừa đảo gần 100 triệu đồng của ông Nguyễn Hữu Bằng (SN 1969), ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Qua các mối quan hệ, nhóm này biết ông Bằng là một người sùng đạo Phật. Gia đình có một gian thờ tự lớn, nơi tập trung nhiều con nhang đến dâng hương vào các ngày rằm, mùng một.
Trong những ngày cuối tháng 6/2013, Loan - Triển mặc quần áo nâu đến nhà người đàn ông này tại thị trấn Đồng Đăng. Hai “nữ quái” trình giấy giới thiệu do UBND một xã ở tỉnh Vĩnh Phúc cấp, giới thiệu họ là sư cô tại chùa Long Hưng (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), pháp danh là Diệu Tú và Diệu Linh, mục đích kêu gọi ông Bằng công đức tiền sửa chữa chùa và làm tượng. Để lấy lòng tin của bị hại, 2 “nữ quái” còn “khoe” với ông Bằng một loạt những bức ảnh cắt ghép Loan - Triển chụp với các hòa thượng, trụ trì một số chùa lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đã được Phan Thị Hiền luyện cho cách ăn nói, rèn điệu bộ sao cho giống với các nhà sư, 2 đối tượng này không khó để qua mặt ông Bằng. Người đàn ông tốt bụng đã tự nguyện đưa cho các đối tượng 14 triệu đồng tiền công đức sửa chùa, không cần biên lai, biên nhận. Số tiền trên sau đó được các đối tượng chia nhau ăn tiêu hết. Ổ nhóm này tiếp tục lập kế hoạch “đào mỏ” ông Bằng lần 2.
Lật tẩy sư giả
Nhằm lừa bị hại trót lọt lần nữa, Loan - Triển cần tới sự giúp sức của “siêu lừa” Phan Thị Hiền. Để màn kịch diễn ra “hoàn hảo” nhất, nhóm này cầu kỳ đặt may từ TP.HCM cho Hiền bộ trang phục giống với áo các nhà sư hay mặc. Một tuần sau khi lừa lấy được 14 triệu đồng của ông Bằng, Loan - Triển đưa Hiền (với pháp danh giả Diệu Hiền) tới gặp người đàn ông này, giới thiệu sư cô vừa du học ngành Phật giáo tại Ấn Độ về nước. Sẵn lòng tin với Loan - Triển, lại thêm “uy tín” của sư giả Diệu Hiền, khi nghe các đối tượng đặt vấn đề vay 100 triệu đồng để chuẩn bị làm lễ khai ấn trụ trì cho sư cô Diệu Hiền, lễ hô thần nhập tượng ở chùa Long Hưng, người đàn ông tốt bụng đã đồng ý ngay. Ông Bằng gom tiền cá nhân và huy động nhiều người quen khác được 85 triệu đồng, đưa cho Loan - Triển “vay”, hẹn hôm sau đến lấy nốt số còn lại. Sau khi lấy được tiền, Loan - Hiền - Triển cùng nhau ăn chia. Theo tài liệu của cơ quan công an, cũng với thủ đoạn trên, ổ nhóm này còn giả sư lừa tiền của 2 người dân khác ở Lạng Sơn, trong đó có một Việt kiều Đức.
Trở lại vụ ông Nguyễn Hữu Bằng bị ổ nhóm giả sư lừa đảo. Sau khi kể cho người thân nghe chuyện mình quyên góp tiền công đức để sửa chữa chùa Long Hưng, và được mọi người cho biết không có ngôi chùa nào như vậy ở tỉnh Vĩnh Phúc, ông Bằng tá hỏa biết mình đã bị lừa. Sáng 4//7, Loan - Hiền - Hường (em ruột Hiền) bàn nhau xuống Hà Nội nhận nốt tiền tại nhà người thân của người đàn ông này. Khi đang lừa tiếp 15 triệu đồng của con gái ông Bằng, các đối tượng bị nhân dân và lực lượng công an bắt quả tang. Quá trình điều tra, CAP Yên Phụ phối hợp với Đội nghiệp vụ CAQ Tây Hồ đã làm rõ, tạm giữ cả 4 đối tượng trong ổ nhóm trên, thu 2 bộ quần áo giống với trang phục nhà sư, cùng số tiền 122 triệu đồng mà các đối tượng lừa đảo được của các bị hại.
Theo chỉ huy CAP Yên Phụ, thủ đoạn giả nhà sư đi xin tiền công đức không mới, song vụ án này cho thấy đối tượng lừa đảo ngày càng chuyên nghiệp, có nhiều “đạo cụ” tinh vi để lấy lòng những người dân tốt bụng. Hiện, vụ việc đang được CAP Yên Phụ, phối hợp với Đội Điều tra tổng hợp CAQ Tây Hồ điều tra mở rộng.
* Tên bị hại đã được thay đổi
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Chủ xe có thể bị xử phạt nặng nếu cho người khác mượn xe! Cập nhật ngay quy định mới tránh 'vạ lây' nghiêm trọng
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?